5 Cách pha trà hoa cúc ngon và hấp dẫn tại nhà

Th3 9, 2024 | Hướng dẫn pha cà phê

Giữa bộn bề cuộc sống, ta luôn kiếm tìm những phút giây bình yên để thư giãn và nạp lại năng lượng. Một tách trà hoa cúc ấm nóng, thơm dịu sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho những khoảnh khắc ấy. Vị ngọt thanh tao của hoa cúc hòa quyện cùng hương thơm nhẹ nhàng sẽ giúp bạn xua tan đi mọi căng thẳng, mệt mỏi, mang đến cảm giác thư thái và bình yên trong tâm hồn. Trong bài viết này, Winci sẽ hướng dẫn bạn cách pha trà hoa cúc ngon và hấp dẫn tại nhà, giúp bạn tận hưởng trọn vẹn hương vị của thức uống này nhé!

Trà hoa cúc là gì?

Trà hoa cúc là một loại trà thảo mộc được pha từ hoa cúc khô. Hoa cúc được sử dụng làm trà có tên khoa học là Chrysanthemum morifolium (cúc hoa trắng) hoặc Chrysanthemum indicum (cúc hoa vàng), phổ biến nhất là ở Đông Á.

Cách pha trà hoa cúc phổ biến thường là sấy hoặc phơi khô hoa cúc. Sau đó ngâm hoa cúc với nước sôi (khoảng từ 90 độ C). Trà hoa cúc có thể được dùng với đường, mật ong, củ khởi hoặc pha thêm với trà mạn để tăng hương vị.

Trà hoa cúc là gì

Trà hoa cúc là gì

Ngày nay, trà hoa cúc được ưa chuộng không chỉ vì hương thơm nhẹ nhàng, dễ chịu của hoa cúc, mà còn bởi những công dụng bổ dưỡng mà nó mang lại cho sức khỏe. Dưới đây là một số công dụng nổi bật của trà hoa cúc:

  • Trà hoa cúc thường được biết đến có khả năng cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm mất ngủ. Theo nghiên cứu khoa học, việc sử dụng trà hoa cúc hàng ngày có thể giúp người dùng ngủ sâu hơn khoảng 15 phút so với những người không sử dụng. Đối với phụ nữ sau sinh, trà hoa cúc cũng có thể giảm triệu chứng trầm cảm.
  • Hoa cúc chứa apigenin và các hợp chất chống oxy hóa, giúp kết nối với thụ thể trong não và kích thích cảm giác buồn ngủ. Đặc tính dịu nhẹ và hương thơm của trà hoa cúc cũng giúp giảm căng thẳng, lo lắng, và cân bằng tinh thần.
  • Ngoài ra, trà hoa cúc còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng do flavonoid, giảm tụt huyết áp, bảo vệ tim mạch bằng cách kiểm soát mức cholesterol trong máu. Đồng thời, trà hoa cúc có thể giảm nhẹ các vấn đề tiêu hóa, chống vi khuẩn Helicobacter pylori, giúp dạ dày khỏe mạnh và giảm cảm giác đói giả, từ đó hỗ trợ quá trình giảm cân.

Hướng dẫn cách pha trà hoa cúc ngon và hấp dẫn tại nhà

Có rất nhiều cách nấu trà hoa cúc với những nguyên liệu khác nhau. Mỗi nguyên liệu phối hợp sẽ cho ra thành phẩm có mùi vị và công dụng khác nhau. Dưới đây là 5 cách pha trà hoa cúc thơm ngon, bổ dưỡng mà bạn có thể thực hiện nhanh chóng tại nhà:

Cách pha trà hoa cúc mật ong

Nguyên liệu:

  • Hoa cúc khô: 5-10 bông
  • Nước nóng: 200ml
  • Mật ong: 1-2 muỗng cà phê
  • Mứt hoa cúc, long nhãn (nếu thích).
  • Ấm trà hoặc cốc
  • Rây lọc (tùy chọn)

Cách thực hiện:

Bước 1: Cho 5-10 bông cúc vào ấm trà, rót nước sôi vào ngập bề mặt hoa và lắc nhẹ rồi đổ nước đi. Công đoạn này giúp loại bỏ tạp chất bám trên cánh hoa. Đồng thời cũng làm mất đi mùi ẩm mốc nếu có và giúp cho cánh hoa nở đều.

Bước 2: Cho 1-2 muỗng cà phê mật ong vào ấm trà, sau đó rót 200ml nước sôi vào rồi khuấy nhẹ cho tan. Đậy nắp ấm lại và đợi khoảng 3 phút cho trà ngầm là có thể dùng được.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cho thêm một ít long nhãn và 2 muỗng cà phê mứt hoa cúc vào ấm trà. Cách này sẽ giúp tăng thêm hương vị và giúp trà đậm đà hơn.

Cách pha trà hoa cúc táo đỏ

Nguyên liệu:

  • Hoa cúc khô: 5-10 bông
  • Táo đỏ: 3-5 quả
  • Nước nóng: 500ml
  • Đường phèn: 30gr (tùy chọn)
  • Ấm trà hoặc cốc
  • Rây lọc (tùy chọn)

Cách thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch táo đỏ và loại bỏ hạt, rồi cho trà và táo đỏ vào ấm. Đun sôi 500ml nước.

Bước 2: Đổ 200ml nước nóng vào ấm vừa chuẩn bị. Đợi vài giây rồi lắc nhẹ bình để trà sau đó đổ phần nước này đi. Đổ lượng nước sôi còn lại vào.

Bước 3: Đậy nắp và đợi trong 10 đến 15 phút. Thêm mật ong hoặc đường phèn vào trà và khuấy đều cho tan sao cho hợp với khẩu vị của mình.

Bước 4: Rót ra chén và thưởng thức cùng bánh ngọt và cảm nhận hương vị thanh tao ngọt dịu của trà hoa cúc hoà quyện cùng với táo đỏ.

Cách làm trà hoa cúc cam thảo

Nguyên liệu:

  • 80g bông cúc cam thảo khô
  • 800ml nước
  • 5ml mật ong hoặc 50g đường phèn (có thể điều chỉnh tuỳ khẩu vị)
  • 7 lát cam thảo khô

Cách pha trà hoa cúc:

Bước 1: Cho nước vào nồi và đun sôi. Khi nước sôi lăn tăn thì đổ cam thảo và hoa cúc vào đun cùng.

Bước 2: Để nhỏ lửa. Đợi trong vòng 4-5 phút.

Bước 3: Thêm đường phèn vào và khuấy đều để đường tan.

Bước 4: Đổ trà ra ly qua rây. Đảm bảo ra được lượng nước trong và bỏ được bã.

Bước 5: Có thể thêm đá để thưởng thức lạnh hoặc dùng ấm

Cách làm trà hoa cúc kỷ tử

Nguyên liệu:

  • Hoa cúc khô: 5-10 bông
  • Kỷ tử: 10-15 quả
  • Nước nóng: 500ml
  • Đường phèn: 30gr (tùy chọn)
  • Ấm trà hoặc cốc
  • Rây lọc (tùy chọn)

Cách thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch kỷ tử.

Bước 2: Cho hoa cúc và kỷ tử vào ấm trà hoặc cốc.

Bước 3: Rót nước nóng vào và tráng qua hoa cúc và kỷ tử một lần để loại bỏ bụi bẩn.

Bước 4: Đổ nước nóng vào lần thứ hai và hãm trà trong 15-20 phút.

Bước 5: Lọc bỏ hoa cúc và kỷ tử (nếu sử dụng rây).

Bước 6: Thêm đường phèn vào trà và khuấy đều cho tan, bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm nồng nàn đặc trưng của trà hoa cúc đặc trưng hòa cùng vị ngọt dịu của kỷ tử.

Cách pha trà hoa cúc long nhãn

Nguyên liệu:

  • Hoa cúc sấy khô 12 cái
  • Long nhãn 12 cái
  • Mứt hoa cúc 2 muỗng canh
  • Mật ong hoa hồng 30 ml (hoặc mật ong thường) nếu thích
  • Nước sôi 120 ml

Bước 1: Trước tiên, chúng ta khử đi mùi ẩm mốc của hoa cúc khô bằng cách cho hoa cúc vào 1 cái ly rồi chế khoảng 10ml nước sôi trong ấm vào, khuấy nhẹ rồi dùng rây lọc bỏ phần nước đi.

Bước 2: Long nhãn bạn cùng làm tương tự, chần qua nước sôi rồi lọc bỏ sạch nước để khử mùi. Tiếp đó, cho tất cả hoa cúc và long nhãn đã chần sơ qua nước sôi cùng 2 muỗng canh mứt hoa cúc và 30ml mật ong hoa hồng (hoặc mật ong thường) vào bình trà.

Bước 3: Chế khoảng 350ml nước sôi vào bình trà sau đó dùng muỗng khuấy đều cho phần mứt hoa cúc và mật ong hoa hồng tan đều rồi đậy nắp lại ủ trong khoảng 20 phút là ta đã hoàn tất.

Bước 4: Trà hoa cúc mật ong long nhãn sau khi pha chế xong sẽ có thơm vô cùng hấp dẫn của hoa cúc hòa cùng vị ngọt dịu nhẹ, không gắt cổ của mật ong hoa hồng, long nhãn và mứt hoa cúc.

Một số lưu ý khi pha trà hoa cúc

  • Nên chọn hoa cúc khô có màu vàng tươi, cánh hoa dày, đều và không bị dập nát.
  • Tránh mua hoa cúc có màu sẫm, cánh hoa mỏng hoặc có mùi mốc.
  • Nên sử dụng nước nóng có nhiệt độ khoảng 90-95°C để pha trà.
  • Không nên sử dụng nước sôi vì sẽ làm mất đi hương vị và dưỡng chất của hoa cúc.
  • Thời gian hãm trà hoa cúc chỉ nên từ 5-10 phút. Hãm trà quá lâu sẽ làm trà bị đắng.
  • Có thể thêm đường phèn, mật ong hoặc táo đỏ, long nhãn,… vào trà để tăng thêm hương vị và dưỡng chất.

Kết luận

Trên đây là 5 cách pha trà hoa cúc ngon và hấp dẫn tại nhà. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn có thể tự pha cho mình những tách trà hoa cúc thơm ngon để thưởng thức và cải thiện sức khỏe.

Chúc bạn thành công và có những giây phút thư giãn tuyệt vời với trà hoa cúc!

Số 25 BT5, Khu đô thị Pháp Vân Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai 11719
Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy, Chủ Nhật09:00 – 17:00

Giới thiệu cuốn sách: Coffee Roasting Magic – Art – Science Physical Changes and Chemical Reactions

1 LỜI NÓI ĐẦU Cuốn sổ tay này chứa đựng kinh nghiệm phong phú mà bộ phận R&D của PROBAT-WERKE, Emmerich thu thập được, đặc biệt là về các quá trình vật lý và hóa học diễn ra trong quá trình rang cà phê. Chủ đề này nhằm mục đích kích thích sự quan tâm đến lĩnh vực...

Chương 6: Coffee Roasting Magic – Art – Science Physical Changes and Chemical Reactions

9. Suy ngẫm Cuốn sổ tay này đề cập đến những thay đổi vật lý và phản ứng hóa học diễn ra trong sản phẩm cà phê trong quá trình rang. Cà phê là một sản phẩm quan trọng trong thương mại toàn cầu và nhận được sự quan tâm lớn không chỉ của giới kinh doanh mà còn của các...

Chương 5: Coffee Roasting Magic – Art – Science Physical Changes and Chemical Reactions

8. Đồ uống cà phê Phương pháp pha chế, tức là loại quy trình được sử dụng để sản xuất đồ uống cà phê, có ảnh hưởng thiết yếu đến chất lượng của đồ uống. Việc chuẩn bị và mức độ nghiền thích hợp, tức là sự kết hợp của các chất nền, chịu trách nhiệm cho hoạt động chiết...

Chương 4: Coffee Roasting Magic – Art – Science Physical Changes and Chemical Reactions

7. Phản ứng hoá học Thông tin chung Trong quá trình rang, nhiều phản ứng phức tạp diễn ra tạo nên màu sắc, mùi vị và mùi thơm đặc trưng của cà phê. Phản ứng Maillard cũng như nhiệt phân, thủy phân và oxy hóa đều đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong vấn đề này. Gần...

Chương 3: Coffee Roasting Magic – Art – Science Physical Changes and Chemical Reactions

6. Thay đổi Vật lý Thông tin chung Không giống như những thay đổi về mặt hóa học, những thay đổi vật lý của hạt cà phê trong quá trình rang về màu sắc, khối lượng, hình thức, sự mất nước và trọng lượng rất dễ nhận biết và dễ đo lường. Kết quả của quá trình rang, phần...
Giỏ Hàng0
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Tiếp tục mua sắm
0