Tổng hợp toàn bộ kinh nghiệm mở quán cà phê thành công

Th10 18, 2023 | Tin Tức Winci

Bạn đã từng mơ ước mở một quán cà phê riêng, nơi bạn có thể tạo ra một không gian ấm cúng và mang lại niềm vui cho khách hàng? Nhưng bạn không biết bắt đầu từ đâu và có những kinh nghiệm gì để thành công? Hãy cùng tìm hiểu 10 kinh nghiệm mở quán cà phê để biến ước mơ của bạn thành hiện thực.

Thị trường kinh doanh đồ uống ở Việt Nam chưa bao giờ có một tốc độ phát triển nhanh như hiện nay. Từ các cơ hội thành công trước mắt, rất nhiều bạn trẻ đã lựa chọn và đầu tư mở quán cà phê để tự khởi nghiệp. Tuy nhiên, có thành công được hay không thì không phải người nào cũng làm được. Nếu như bạn đang tìm hiểu về kinh nghiệm kinh doanh và bắt đầu mở quán cà phê. Hãy cùng Winci việt nam đi tìm hiểu bài viết để có được thông tin hữu ích bạn nhé.

Mở quán cà phê cần chú ý những điều gì?

 

kinh nghiệm mở quán cà phê thành công

kinh nghiệm mở quán cà phê thành công

Không xác định được mục tiêu khách hàng

Cafe và những đồ uống được pha chế từ cafe có thể phục vụ cho nhiều khách hàng, đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, quán cà phê không thể nào đáp ứng cho tất cả các loại đối tượng khách hàng. Rất nhiều ông chủ khi mở quán cà phê nghĩ rằng chỉ cần có quán và đồ uống là khách hàng sẽ đến quán để uống. Đây chính một là sai lầm rất nghiêm trọng khi bạn mở quán cà phê.

Quầy pha chế

Trước khi bắt đầu kinh doanh, bạn cần phải tìm hiểu thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn hiểu rõ về sự cạnh tranh, xu hướng và nhu cầu của khách hàng. Bạn có thể tìm hiểu thông qua các báo cáo thị trường, khảo sát khách hàng, hoặc thậm chí là trực tiếp giao tiếp với các quán cà phê đang hoạt động.

Bạn sai lầm khi không xác định được rõ ràng về đối tượng và mục tiêu của mình. Điều này sẽ tạo nên sự mâu thuẫn trong việc chọn phong cách chủ đạo, vị trí và menu đồ uống dành cho quán. Bạn cần phải xác định rõ ràng đối tượng mà bạn đang muốn hướng đến đầu tiên.

Sau đó hãy bắt đầu lựa chọn về phong cách chủ đạo cũng như vị trí quán của chính bạn. Hướng đến đối tượng sinh viên hay tuổi tim thì bạn cần một phong cách ngộ nghĩnh, trẻ trung nữa. Vị trí quán nên lựa chọn tại nơi trung tâm và gần trường học.

Khi lựa chọn mặt bằng mở quán cà phê

kinh nghiem mo quan ca phe thanh cong

Mở quán cafe cũng giống với các loại hình kinh doanh khác và lựa chọn vị trí là điều quan trọng vô cùng. Sai lầm khi chọn vị trí mở quán thường là kết quả của việc không xác định mục tiêu. Bạn mở quán vội vàng nên hay “chọn bừa” địa điểm với giá thuê vừa phải hay tận dụng cửa hàng đã có sẵn của gia đình.

Địa điểm kinh doanh là một yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng và tạo điểm khác biệt cho quán cà phê của bạn. Bạn cần lựa chọn vị trí và diện tích quán sao cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình. Tiện ích xung quanh cũng là một yếu tố quan trọng, ví dụ như gần trường học, văn phòng, hay khu dân cư đông đúc.

 

Đối với quán cafe cần phải nằm tại nơi đông đúc, đi lại dễ dàng và gần các nơi tập trung nhiều khách hàng là mục tiêu của bạn. Đừng làm mất đi khả năng thành công quán cafe của bạn khi lựa chọn một mặt bằng bừa bãi. Bạn cần phải lựa chọn địa điểm có nhiều khách vãng lai mà có khu đủ rộng để xe và phục vụ cho quán.

Kế hoạch chi tiêu không cụ thể

Đối với việc mở quán cà phê thì lên kế hoạch chi tiêu là cần thiết vô cùng. Quản lý về tài chính hợp lý với kế hoạch cụ thể là chìa khóa giúp bạn tạo nên thành công cho quán. Tuy nhiên, có rất nhiều chủ nhà hàng không hề có những kế hoạch chi tiêu cụ thể.

Máy pha cà phê chuyên nghiệp

Các chủ cửa hàng đó thường chỉ ước chừng về số vốn mà mình đang có, là bắt đầu lao vào chuẩn bị để mở quán cafe của mình. Tất nhiên rằng là họ gặp phải nhiều bị động khi có các vấn đề phát sinh. Thông thường những vấn đề phát sinh ở đây là bị thiếu vốn.

Để khắc phục các sai lầm này, chủ quán cafe tương lai cần lập cho mình bản kế hoạch chi tiêu cụ thể càng tốt. Bạn phải lên danh sách những mục cần chi tiêu là bao nhiêu cho hợp lý và cân đối giữa các khoản.

Tương tác với khách hàng

Đối với cửa hàng khi kinh doanh đồ uống, trải nghiệm về khách hàng gần như là một yếu tố quyết định đến quán của bạn có thể níu chân khách trở lại quán thêm nhiều lần nữa hay không. Thông thường, những trải nghiệm về khách hàng càng tốt thì họ sẽ càng quen thuộc và yêu thích quán của bạn. Từ đó họ sẽ cảm thấy muốn tận hưởng tiếp các trải nghiệm để được thoải mái.

Trải nghiệm của khách hàng được tốt đến từ rất nhiều yếu tố như: chất lượng đồ uống, không gian quán, dịch vụ đi kèm hoặc chương trình khuyến mại… Nhưng, yếu tố quyết định đến trải nghiệm nhiều nhất của khách hàng, là khả năng phục vụ mà quán của bạn mang đến cho họ. Đôi khi chỉ cần vài cử chỉ thân thiện và ưu đãi bất ngờ lại giúp khách hàng cảm thấy thân thiết với quán.

Chiến lược quảng bá

Sai lầm rất lớn của những chủ quán cafe là suy nghĩ cứ mở được quán sẽ có khách đến. Nhưng khi bạn mới bắt đầu người ta sẽ không biết bạn là ai. Đặc biệt lúc đó lại có nhiều quán khác cũng đang cạnh tranh với bạn. Rất khó khăn để bạn tiếp cận khách hàng dễ dàng. Đừng làm cho hình ảnh quán bị mờ nhạt dần ở trong tâm trí của khách hàng.

Một chiến lược quảng bá và truyền thông đôi khi đơn giản chỉ là vài phiếu giảm giá hoặc một chương trình tri ân dành cho khách hàng, combo trong ngày lễ… Bạn hãy mang đến cho khách hàng những giá trị đích thực để giúp kéo họ về với quán cà phê của bạn.

Kinh nghiệm để mở quán cà phê

Nghiên cứu thị trường

Nhiều người khi setup quán cà phê hay bỏ qua bước nghiên cứu về thị trường mà bắt tay làm ngay ý tưởng xây dựng để kinh doanh. Tuy nhiên, đây là lý do chính dẫn đến việc những quán cafe sau một thời gian mở cửa đều phải ngậm ngùi treo biển và sang nhượng.

Nghiên cứu về thị trường được thực hiện với nhiều cách khác nhau. Chúng ta có thể thông qua những công ty bán nghiên cứu hoặc tự mình thực hiện. Có thể khảo sát online hoặc offline qua Google, Facebook, bảng biểu v.v… nhằm để thu thập được những thông tin như: độ tuổi của khách hàng, công việc, giới tính, mức thu nhập mỗi hàng tháng, chi phí bỏ ra để giải trí và khu vực sinh sống, v.v…

Lên ý tưởng kinh doanh

Khi đã có một cái nhìn tổng thể về thị trường, bước tiếp theo bạn cần lên ý tưởng kinh doanh để nhanh chóng đi vào thực hiện từng phần. Hãy hình dung một cách chi tiết nhất sau khi mở quán cafe, bạn cần bán các loại đồ uống gì? bán đem đi hay ngồi tại chỗ? Và thanh toán trước hay sau?

Bạn hãy nhấn mạnh vào từng nhóm đối tượng khách hàng để hướng đến và xây dựng một mô hình kinh doanh dựa theo sở thích, nhu cầu, thói quen của nhóm khách hàng đó. Thị trường phải rộng lớn, tập trung vào từng nhóm đối tượng và tạo nên sự khác biệt cả về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, không gian để rút ra lợi thế cạnh tranh.

Khách hàng của bạn là người đem theo sách để đọc và máy tính để làm việc hay là xúng xính quần áo để check-in? Bạn hãy tập trung vào họ để lên được ý tưởng kinh doanh cho phù hợp.

kinh nghiem mo quan ca phe thanh cong 2

Lựa chọn mô hình hợp lý để mở quán cà phê

Có hai hình thức để mở quán cà phê phổ biến nhất hiện nay là bạn nhận nhượng quyền kiểm soát từ một thương hiệu có tiếng. Tự bạn mở thành một thương hiệu hoàn toàn mới mẻ. Mỗi mô hình sẽ có các ưu nhược điểm riêng, giúp cho bạn xem xét nhằm phù hợp với hình thức kinh doanh đó:

Lập kế hoạch kinh doanh 

Quản lý tài chính là một yếu tố quan trọng để đảm bảo quán cà phê hoạt động hiệu quả và bền vững. Bạn cần lập kế hoạch và theo dõi nguồn thu, chi phí để có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính. Đồng thời, quản lý lưu chuyển tiền tệ và tài sản cũng là một công việc không thể bỏ qua.

Một bản kế hoạch mở quán cafe khi vẽ ra sẽ cho bạn thấy hình thù về đứa con tinh thần trong tương lai không xa. Đầu tiên phải xác định hướng kinh doanh của bạn qua hai yếu tố chính là:

Kế hoạch để xây dựng quán: sức chứa khách hàng của quán là bao nhiêu? Diện tích mong muốn, mức giá bán, menu đồ uống gồm món gì? bao giờ thì cần thuê nhân viên và sau bao lâu quán đi vào hoạt động, v.v…

Chỉ tiêu doanh số bạn mong muốn: doanh thu mong muốn hàng tháng, dự định thu hồi vốn là bao lâu và có thể chịu thua lỗ được trong bao nhiêu tháng, v.v…

Lập bảng dự trù chi phí 

Nếu không có kế hoạch về tài chính cụ thể, bạn sẽ rất dễ bị “hớ” trong những khoản tiêu chi. Lập kế hoạch chi tiết giúp bạn cân đo những chi phí sao cho hợp lý nhất. Dưới đây là một số hạng mục chính mà bạn cần bổ sung vào kế hoạch của mình:

  • Chi phí thuê mặt bằng.
  • Chi phí xây dựng.
  • Chi phí đầu tư trang thiết bị và dụng cụ.
  • Chi phí đầu tư dành cho nguyên vật liệu.
  • Chi phí duy trì quán.

Tìm địa điểm và thiết kế không gian

kinh nghiem mo quan ca phe thanh cong 1

Một quán cà phê ấm cúng và đẹp mắt sẽ tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng. Phong cách thiết kế của quán cần phản ánh được thương hiệu và giá trị mà bạn muốn gửi gắm. Bạn cũng cần sắp xếp không gian và bố trí quầy lễ tân sao cho hợp lý và thuận tiện cho quá trình phục vụ.

Phải thừa nhận rằng yếu tố địa điểm quyết định tới sự thành bại trong mô hình kinh doanh về ăn uống. Có nhiều khách hàng mặc dù sản phẩm có tốt nhưng vẫn đóng cửa với các nguyên nhân chủ yếu như: địa điểm khuất, chủ đòi lại nhà,  không có chỗ cất xe cho khách, v.v… Dưới đây là những tiêu chí lựa chọn về địa điểm mở quán cafe mà bạn cần chú ý:

  • Diện tích
  • Khách hàng mục tiêu
  • Chỗ để xe
  • Mật độ lưu thông
  • Thiết kế không gian

Xây dựng Menu 

Menu không chỉ là danh sách đồ uống mà còn là công cụ quảng bá và tăng doanh thu cho quán cà phê của bạn. Bạn cần thiết kế menu hấp dẫn và phong phú, từ đó thu hút khách hàng và tăng đội ngũ người hâm mộ của quán. Đồng thời, bạn cũng cần quản lý giá cả và lợi nhuận từ menu để đảm bảo sự cân đối trong kinh doanh.

Nguyên liệu chất lượng là yếu tố quan trọng để tạo ra đồ uống thơm ngon và hấp dẫn. Bạn cần lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu đáng tin cậy và đảm bảo chất lượng. Quản lý và kiểm soát chất lượng nguyên liệu là một việc cần thiết để đảm bảo mỗi ly cà phê đều có hương vị đặc trưng của riêng mình.

Từ các thông tin thu được qua việc tìm hiểu về thị trường và kết hợp với những ý tưởng kinh doanh ban đầu. Chắc hẳn bạn đã biết mình muốn bán cái gì để đưa vào menu. Tuy nhiên, bạn không nên đưa toàn bộ vào trong thực đơn. Vì nó sẽ khiến khách hàng cảm thấy bị rối mắt và không biết gọi đồ gì.

Mua sắm trang thiết bị

Nếu quy mô của quán lớn và lượng khách đông, bạn cần đầu tư hệ thống máy tự động pha chế, máy bán hàng. Nó sẽ giúp tiết kiệm thời gian và tạo nên sự chuyên nghiệp dành cho quán của bạn. Nếu quy mô nhỏ và đối tượng khách bình dân thì nên dùng các dụng cụ thông thường như máy sinh tố, phin cà phê v.v… nhằm tiết kiệm chi phí.

Tuyển dụng nhân viên

Nhân viên chính là “gương mặt” của quán cà phê, họ đại diện cho dịch vụ và chất lượng của bạn. Vì vậy, tuyển dụng và đào tạo nhân viên là một công việc quan trọng. Bạn cần tìm kiếm những nhân viên có đam mê và kỹ năng phục vụ tốt. Đồng thời, đánh giá và đề cao chất lượng lao động để đảm bảo mọi người luôn hoàn hảo trong công việc của mình.

Quán có thể bắt đầu được đi vào kinh doanh khi bạn tuyển số lượng nhân viên đủ và cần thiết. Thông thường, mức giá thuê nhân viên khi mở quán cà phê sẽ giao động từ 12,000 đến 20,000 đồng/1 giờ, tùy vào trình độ và vị trí.

Các nhân viên này cần lựa chọn thật kỹ người có trình độ chuyên môn và tin tưởng cao, nhằm giúp bạn kinh doanh. Ngược lại các vị trí như bảo vệ nhân viên phục vụ, v..v… bạn có thể tối ưu hoá việc thuê nhân sự bằng phương pháp thuê các học sinh hoặc sinh viên có nhu cầu làm thêm. Đây là một nhóm nhân sự dễ dàng thuê được từ những trường Đại học.

Lên kế hoạch marketing

Thương hiệu là yếu tố quan trọng để tạo sự khác biệt và gắn kết khách hàng với quán cà phê của bạn. Bạn cần phát triển logo và slogan đặc trưng để khách hàng có thể nhận biết và ghi nhớ dễ dàng. Đồng thời, quảng bá thông qua mạng xã hội và các kênh truyền thông sẽ giúp bạn tiếp cận được đông đảo khách hàng tiềm năng.

Để nhiều khách hàng biết đến quán cafe của mình khi mới mở, bạn cần lên kế hoạch cho những hoạt động giới thiệu, quảng bá. Dưới đây là một số gợi ý Marketing mà những quán cafe hiện nay thực hiện và đạt hiệu quả:

  • Phát tờ rơi
  • Quảng cáo trên mạng xã hội
  • Viết bài quảng cáo
  • Tổ chức sự kiện khi khai trương

Tạo trải nghiệm khách hàng tốt

Khách hàng luôn tìm kiếm một trải nghiệm tốt khi đến quán cà phê. Vì vậy, bạn cần cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và thân thiện. Đồng thời, tạo không gian thoải mái và hấp dẫn để khách hàng có thể thư giãn và tận hưởng những giây phút thú vị cùng bạn.

Sử dụng phần mềm quản lý

Bắt đầu kinh doanh, bạn chưa có được nhiều kinh nghiệm trong việc dùng phần mềm quản lý. Bạn không biết phần mềm nào phù hợp với quán của mình. Trên thị trường rất nhiều phần mềm quản lý với đa dạng các tính năng khác nhau. Bạn cần phải xem xét kỹ lưỡng trước khi mua bất kỳ một phần mềm nào. Dưới đây là các tiêu chí cơ bản giúp bạn dễ dàng lựa chọn:

  • Tính ổn định và dễ sử dụng
  • Đầy đủ những tính năng
  • Khả năng mở rộng thêm của phần mềm
  • Bảo mật và an toàn về dữ liệu

Đổi mới và theo kịp xu hướng

Cuộc sống thay đổi không ngừng, và quán cà phê cũng cần thay đổi để thích nghi với xu hướng mới. Bạn cần định kỳ cập nhật menu và phong cách để mang đến những điều mới mẻ cho khách hàng. Đồng thời, nâng cấp thiết bị và công nghệ cũng là một yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu suất và chất lượng của quán cà phê.

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Khách hàng là người mang lại doanh thu và thành công cho quán cà phê của bạn. Vì vậy, bạn cần chăm sóc khách hàng và tạo sự kết nối và tin tưởng với họ. Chăm sóc khách hàng thông qua các chương trình khuyến mãi, ưu đãi đặc biệt sẽ giúp bạn thu hút và duy trì khách hàng trung thành.

Qua bài viết đã giúp các bạn có những thông tin hữu ích về mở quán cà phê. Hãy lựa chọn chúng tôi khi bạn cần. Nếu còn điều gì thắc mắc và băn khoăn hãy truy cập website: Winci việt nam.com. vn để được tư vấn miễn phí bạn nhé.

Xem thêm:Top 5 Máy Xay Cà Phê Giá Rẻ: Tìm Hiểu Và So Sánh 2023 , 15 điều bạn nên biết về thế giới cà phê

Chúc bạn thành công và có một quán cà phê thịnh vượng!

Số 25 BT5, Khu đô thị Pháp Vân Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai 11719
Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy, Chủ Nhật09:00 – 17:00

Chương 48: Wake Up and Smell the Profit: 52 guaranteed ways to make more money in your coffee business

48. Tạo ra một “kinh thánh” Đó là công việc nhàm chán và vất vả nhưng bạn phải tạo một sổ tay hướng dẫn có chỉ dẫn rõ ràng về những gì nhân viên của bạn nên sản xuất và cách họ đối xử với khách hàng. Bất chấp những nỗ lực hết mình của bạn để tiếp tục nói với họ rằng...

Chương 47: Wake Up and Smell the Profit: 52 guaranteed ways to make more money in your coffee business

47. Hãy sáng tạo trong hoạt động tiếp thị của bạn và đánh cắp ý tưởng từ các ngành khác Trong hầu hết các ngành, và thị trường quán cà phê cũng không ngoại lệ, chúng ta có xu hướng bị “mắc kẹt” trong cùng một mô hình mà tất cả các đối thủ cạnh tranh của chúng ta đều...

Chương 46: Wake Up and Smell the Profit: 52 guaranteed ways to make more money in your coffee business

46. Khuyến khích tiết kiệm tiền và kiếm tiền Đáng buồn thay, bản chất con người là luôn luôn suy nghĩ “điều này có lợi gì cho mình?” Nhưng bạn có thể và nên sử dụng điều này để làm lợi thế cho mình. Vì vậy, sau tất cả các hoạt động đào tạo và đăng hóa đơn tiện ích,...

Chương 45: Wake Up and Smell the Profit: 52 guaranteed ways to make more money in your coffee business

45. Đăng hóa đơn tiện ích Bạn đã trải qua khóa đào tạo làm bánh muffin (số 16) và đảm bảo rằng nhân viên của bạn biết chính xác việc kiếm tiền khó khăn như thế nào, nhưng thật đáng buồn là hầu hết nhân viên đều có trí nhớ ngắn hạn và khi không phải tiền thì ai có thể...

Chương 44: Wake Up and Smell the Profit: 52 guaranteed ways to make more money in your coffee business

44. Tạo một bộ phận phục vụ ăn uống cho doanh nghiệp của bạn\ Đây phải là một trong những cách dễ nhất và rẻ nhất để mở rộng kinh doanh của bạn. Nó có thể không dành cho tất cả mọi người nhưng bạn có thể làm điều đó ở nhiều cấp độ khác nhau và lợi nhuận tiềm năng là...
Giỏ Hàng0
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Tiếp tục mua sắm
0