Máy pha cafe không lên áp suất là lỗi máy không đủ lực để đẩy nước nóng đi qua lớp bột cà phê. Khi đó, cà phê bị chảy yếu và các tinh chất của cà phê không được chiết xuất tối đa. Điều này khiến tách cà phê của bạn bị loãng, mùi vị nhạt nhẽo, không được đậm đà và lớp crema khó lòng mà hoàn hảo như bình thường. Vậy nguyên nhân nào khiến cho máy pha cà phê không thể lên được áp suất hay áp suất bị yếu? Làm thế nào để khắc phục và phòng tránh tình trạng này? Winci sẽ giải đáp từ A đến Z các thắc mắc này cho bạn trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Lý do khiến máy pha cafe không lên áp suất và cách khắc phục nhanh tại nhà
1. Do máy làm việc quá sức
Làm việc quá sức, hoạt động quá công suất cho phép cùng tần suất sử dụng dày đặc là một trong những lý do khiến máy pha cà phê không lên áp suất. Bởi như khuyến nghị của nhà sản xuất, khi sử dụng máy pha cà phê cần tạo ra những khoảng trống giữa các lần pha chế để máy có thời gian nghỉ ngơi. Đặc biệt, chỉ nên:
– Pha 50 đến 75 ly/1 ngày: Đối với dòng máy pha cà phê gia đình
– Pha 300 đến 350 ly/1 ngày (Đối với dòng máy pha cà phê cho quán có 2 vòi) và chỉ pha <200 ly/1 ngày (Đối với dòng máy có 1 vòi duy nhất).
Vậy nên máy pha cà phê của gia đình hay quán cà phê nào đang gặp tình trạng áp suất không lên do nguyên nhân này thì chỉ có 1 cách khắc phục duy nhất: Ngừng “bào mòn sức lực của máy”, cho máy làm việc đúng công suất của mình. Và đặc biệt, cho máy nghỉ ngơi giữa các lần pha chế.

Máy làm việc quá sức, không có quãng nghỉ giữa những lần pha chế là một trong những lý do khiến máy pha cà phê không lên được áp suất
2. Do nước được đổ vào máy quá nhiều
Khi cho quá nhiều nước vào trong máy pha cà phê, thể tích hơi nước trong nồi hơi giảm vì hơi cần không gian để giãn nở. Nồi hơi hoạt động bằng cách đun nóng nước tạo áp suất từ hơi, nên nếu nước chiếm quá nhiều chỗ, không còn đủ không gian trống để tạo và tích trữ hơi, dẫn đến áp suất thấp, ảnh hưởng đến khả năng pha cà phê.
Cách khắc phục tình trạng máy pha cafe không lên áp suất do nguyên nhân này như sau:
– Chỉ cho lượng nước vừa đủ như khuyến nghị của nhà sản xuất
– Điều chỉnh thanh cảm biến lượng nước sao cho thanh cảm biến bơm nước vào nồi hơi ít hơn, nhằm đảm bảo tạo ra khoảng trống để chứa hơi nước.

Đổ quá nhiều nước vào máy cũng khiến máy pha cà phê không lên áp suất
3. Do các bộ phận bên trong máy đã có tình trạng hỏng hóc
Linh kiện bị hỏng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng máy pha cafe không lên áp suất. Cụ thể như sau:
– Gioăng và phốt bị hỏng: Các gioăng (gasket) và phốt (seal) có vai trò làm kín các mối nối giữa các bộ phận như group head, portafilter, và nồi hơi. Nếu chúng bị chai cứng, nứt vỡ hoặc mòn, sẽ gây ra rò rỉ áp suất khi máy cố gắng tạo áp lực. Đặc biệt, gioăng group head bị hỏng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến mất áp suất ở khu vực chiết xuất.
– Van xả nước: Là bộ phận có chức năng điều chỉnh lượng nước trong máy pha cà phê nên khi không may bị tắc hay không được đóng kín sẽ khiến máy pha không lên được áp suất.
– Van đất: Ngoài chức năng quản lý lưu lượng nước, van đất còn điều chỉnh áp suất của máy pha cà phê. Vậy nên khi van đất bị hỏng hóc, lưu lượng nước và áp suất của máy sẽ không thể điều chỉnh chính xác, khiến áp suất máy bị yếu, không lên được.
– Van xả áp suất: Là van có nhiệm vụ giữ cho áp suất ổn định nên khi bị kẹt hay bị hỏng, máy sẽ không thể duy trì áp suất. Và đây là một trong số những lý do khiến máy không có đủ áp suất để tiếp tục chiết xuất cà phê.
– Van ngưng tụ: Mặc dù chỉ đóng vai trò quản lý và điều chỉnh lượng nước qua máy, nhưng một khi bị hỏng, van ngưng tụ sẽ khiến máy không còn điều chỉnh được lượng nước như bình thường.
– Hỏng bơm (pump): Bơm là trái tim của hệ thống áp suất trong máy pha cà phê. Nó có nhiệm vụ hút nước từ bình chứa và đẩy nước với áp lực cao qua bộ phận gia nhiệt và group head để chiết xuất cà phê. Nếu bơm bị yếu, hỏng hoặc tắc nghẽn, khi đó máy pha cafe không lên áp suất và sẽ không thể chiết xuất cà phê một cách hiệu quả.
Xem thêm: 3 Cách chỉnh áp suất máy pha cà phê nên biết

Các bộ phận bên trong máy bị hỏng hóc là nguyên nhân chính làm cho máy pha không lên áp suất như bình thường
Cách phòng tránh lỗi máy pha cafe không lên áp suất
Để phòng tránh lỗi máy pha cà phê không lên áp suất, bạn cần thực hiện những cách sau đây:
– Tẩy cặn định kỳ cho máy: Phần lớn các gia đình và quán hiện nay đều sử dụng nước máy để pha cà phê. Mà trong nước máy thường chứa khoáng chất, khi chúng tích tụ lại sẽ tạo thành cặn vôi bên trong máy – Nguyên nhân khiến bị nghẽn và gây ảnh hưởng đến hiệu suất, bao gồm cả khả năng tạo áp suất. Vậy nên cần tẩy cặn định kỳ cho máy khoảng 1 đến 3 tháng một lần.
– Vệ sinh máy thường xuyên: Sau mỗi lần sử dụng, hãy rửa sạch portafilter, loại bỏ bã cà phê, và lau chùi group head. Tập trung vệ sinh các bộ phận như khay hứng nước hay vòi hơi. Lưu ý: Chỉ sử dụng các loại tẩy rửa chuyên dụng tránh làm bào mòn gây hư hại máy.
– Nên sử dụng nước đã được lọc: Nước đã lọc qua sẽ giảm thiểu lượng khoáng chất đi vào trong máy, từ đó giảm sự tích tụ cặn vôi và bảo vệ các bộ phận bên trong máy.
– Chỉ cho lượng nước vừa đủ: Dù đổ quá ít hay quá nhiều cũng tác động đến quá trình tạo hơi và áp suất. Vậy nên luôn đổ lượng nước vừa đủ theo khuyến cáo của NSX.
– Không ép cà phê quá chặt: Để ngăn chặn tình trạng máy pha cafe không lên áp suất, bạn chỉ nên tạo một lực ép vừa phải từ Temper cho bột cà phê. Ép quá chặt sẽ gây ảnh hưởng đến áp suất và làm dòng chảy của nước bị cản trở.
– Kiểm tra và thay thế gioăng, phốt định kỳ: Các gioăng và phốt, đặc biệt là gioăng group head, sẽ bị hao mòn theo thời gian. Gioăng bị chai cứng hoặc nứt vỡ sẽ gây rò rỉ áp suất. Hãy kiểm tra chúng thường xuyên và thay thế khi cần thiết (thường là 6-12 tháng một lần tùy tần suất sử dụng).
– Kiểm tra và bảo dưỡng bơm: Bơm là bộ phận quan trọng để tạo ra áp suất. Nếu bạn nhận thấy áp suất của máy yếu đó, đồng nghĩa với việc bơm đã gặp vấn đề. Lúc này hãy liên hệ với đội kỹ thuật viên để máy được kiểm tra và bảo dưỡng.
– Bảo dưỡng định kỳ mỗi năm một lần: Dù cho bạn có thường xuyên vệ sinh máy, sử dụng máy đúng cách thì vẫn nên gọi thợ đến để kiểm tra máy ít nhất một lần mỗi năm. Khi đó, máy đang gặp lỗi gì sẽ được thợ phát hiện và khắc phục sớm.

Để máy không còn gặp tình trạng không lên áp suất, cần vệ sinh máy thường xuyên, bảo dưỡng máy định kỳ,…
Winci sửa máy – Miễn phí kiểm tra – Thay linh kiện chính hãng cho KH mua sản phẩm tại Winci
Dành riêng cho các khách hàng đã mua máy pha cà phê Winci: Winci sẽ bảo hành máy Free trong 1 năm đầu tiên. Vậy nên nếu máy pha cafe không lên áp suất và đang trong thời gian bảo hành, hãy liên hệ tới Winci theo Hotline 1900 6127 hoặc 0919.613.615. Sau đó gửi máy tới các cơ sở của Winci, đội ngũ kỹ thuật viên của Winci sẽ kiểm tra và sửa chữa máy. Ngoài ra, khách hàng còn được nhận các ưu đãi có 1 0 2 sau:
– Chỉ phải trả tiền ship máy một chiều: Sau khi kiểm tra và sửa máy xong, Winci sẽ gửi máy tới địa chỉ nhà ở của quý khách hàng. Và tiền vận chuyển lần này khách hàng sẽ được FREE 100%.
– Được mượn máy MIỄN PHÍ của Winci: Trong thời gian bảo hành máy, khách hàng được phép mượn máy khác của Winci để không gián làm ảnh hưởng đến việc thưởng thức hay kinh doanh cà phê mỗi ngày của mình. Đặc biệt, khách hàng còn có thể mượn máy đời cao hơn máy của mình để có được trải nghiệm mới mẻ.

Mua máy pha cà phê tại Winci sẽ được kiểm tra và sửa chữa lỗi máy pha cà phê lên áp suất yếu trong thời gian bảo hành
Máy pha cafe không lên áp suất là một trong những lỗi phổ biến, phát sinh trong quá trình pha chế cà phê. Để hạn chế lỗi này xảy ra, hãy tuân thủ theo các khuyến cáo mà Nhà sản xuất máy đã ghi trên bao bì của sản phẩm. Và đừng quên sử dụng máy đúng cách, vệ sinh máy thường xuyên như Winci đã chia sẻ ở trên nhé.