Trong bài viết dưới đây Winci sẽ giải đáp toàn bộ những thắc mắc của khách hàng liên quan tới pha cà phê bằng máy. Hãy theo dõi ngay để xem câu hỏi của bạn nằm ở chỗ nào và lời giải đáp như thế nào nhé!
Mục lục
- 1 1. Tại sao phải dùng cà phê nguyên chất thay vì cà phê trộn?
- 2 2. Có được sử dụng bột cà phê hòa tan khi pha cà phê bằng máy không?
- 3 3. Tại sao khi làm cà phê pha máy cần sử dụng sữa thanh trùng?
- 4 4. Thay thế Tay Cầm 51mm bằng Tay Cầm 58mm để pha được nhiều cà phê hơn có được không?
- 5 5. Tay cầm 51 hay 58 có cho ra hương vị khác nhau hay không?
- 6 6. Đối với máy tích hợp 2 tính năng xay và pha thì cần cài đặt độ mịn bao nhiêu để cho ra cà phê ngon?
- 7 7. Nhiệt độ tiêu chuẩn khi pha chế cà phê bằng máy là gì?
- 8 8. Tại sao khi pha cà phê bằng máy thấy nước không nóng hoặc chỉ nóng bình thường?
- 9 9. Chế độ 1 shot với 2 shot của máy pha cà phê có gì khác nhau? 2 shot nhạt hơn 1 shot hay sao?
- 10 10. Nếu muốn uống nhiều cà phê hơn có thể ấn nút pha 2 lần với cùng 1 lượng bột không?
- 11 11. Một ly cà phê như nào sẽ là tiêu chuẩn và đúng vị?
- 12 12. Làm gì để có thể pha được ly cà phê có tầng crema dày mà không bị khét?
- 13 13. Tại sao lớp Crema lại mỏng?
- 14 14. Làm sao để biết cà phê pha máy có đang bị khét hay không?
- 15 15. Tại sao khi pha cà phê bằng máy mà nước cà phê chảy ra ít?
- 16 16. Tại sao bánh cà phê lại bị đọng nước và nhão?
- 17 17. Tại sao khi pha cà phê bằng sữa, đánh sữa mãi vẫn không bông lên được?
- 18 18. Khi nào cần vệ sinh đầu Group (Group Head) của máy?
- 19 19. Tại sao sau khi đánh sữa xong, máy không pha được cà phê nữa?
- 20 20. Cà phê pha máy có vị nhạt là do đâu?
1. Tại sao phải dùng cà phê nguyên chất thay vì cà phê trộn?
Đối với cà phê pha máy, chỉ sử dụng bột cà phê nguyên chất 100% như Robusta và Arabica thay vì cà phê trộn. Nguyên nhân là vì:
– Trong cà phê trộn có tới 90% là các tạp chất như bột bắp, bột đậu hay bị tẩm bơ hoặc những hương liệu khác. Điều này đồng nghĩa với việc bạn chỉ nạp vào cơ thể mình 10% lượng cafein khí sử dụng bột cà phê kém chất lượng.
– Sau một thời gian dài để những tạp chất tích tụ vào cơ thể, sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bạn sẽ dễ mắc các bệnh lý về gan và thận, nặng hơn thì ung thư đại tràng hoặc ung thư dạ dày.

Cà phê nguyên chất Robusta Winci giá 75k/1 gói trọng lượng 250g
2. Có được sử dụng bột cà phê hòa tan khi pha cà phê bằng máy không?
Không. Bạn chỉ có thể dùng bột cà phê nguyên chất 100%. Tuyệt đối không sử dụng bột cà phê hòa tan bán sẵn trên thị trường như của Trung Nguyên hay The Coffee House. Bởi vì:
– Cà phê hòa tan đã được chế biến sẵn thành dạng bột mịn, sẽ tan hoàn toàn khi có nước nóng đi qua. Vậy nên sử dụng bột cà phê hòa tan khi pha bằng máy sẽ khiến bột cà phê tan ngay lập tức mà chẳng cần đến quá trình chiết xuất, mất đi ý nghĩa và không tận dụng được chức năng của máy pha cà phê.
– Không những vậy, hương thơm và mùi vị của cà phê hòa tan không thể sánh bằng một góc của bột cà phê nguyên chất.
3. Tại sao khi làm cà phê pha máy cần sử dụng sữa thanh trùng?
Đối với các loại thức uống như capuchino hay latte, khi pha bằng máy cần sử dụng sữa thanh trùng. Bởi so với các loại sữa khác, sữa thanh trùng có hàm lượng chất béo cao hơn – Yếu tố giúp lớp bọt sữa trên capuchino và latte dày, mịn và đặc biệt có cấu trúc cực kỳ vững chắc. Khi đó Barista cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc tạo hình trên bề mặt cốc theo ý muốn của mình.

Khi tạo bọt sữa cho cafe cần sử dụng sữa thanh trùng để lớp bọt dày, mịn và thơm béo hơn
4. Thay thế Tay Cầm 51mm bằng Tay Cầm 58mm để pha được nhiều cà phê hơn có được không?
Không. Bạn không thể thay thế tay cầm loại 51mm bằng tay cầm 58mm chỉ vì muốn thu được lượng cà phê nhiều hơn. Bởi kích thước của tay cầm 58mm không khớp với group head của máy pha cà phê nếu máy được thiết kế cho loại tay cầm 51mm. Ngoài ra, áp suất nước, lượng cà phê chiết xuất và cấu tạo máy đều đã được tối ưu theo đúng loại tay cầm phù hợp.
5. Tay cầm 51 hay 58 có cho ra hương vị khác nhau hay không?
Không. Kích thước của Tay Cầm không tác động gì đến hương vị của tách cà phê pha máy. Chúng chỉ ảnh hưởng đến lượng cà phê nhận được mà thôi.
Xem thêm: Tay cầm máy pha cà phê: Cấu tạo, phân loại và cách chọn

Kích thước tay cầm không ảnh hưởng gì tới hương vị của cà phê
6. Đối với máy tích hợp 2 tính năng xay và pha thì cần cài đặt độ mịn bao nhiêu để cho ra cà phê ngon?
Theo các chuyên gia Barista, cà phê pha máy espresso sẽ ngon và chuẩn vị nhất khi bột cà phê đạt độ mịn ở mức độ Fine. Vậy nên, khi sử dụng máy xay cà phê, bạn cần điều chỉnh máy đến nấc này trước khi máy bắt đầu thực hiện việc xay nghiền cà phê của mình.
7. Nhiệt độ tiêu chuẩn khi pha chế cà phê bằng máy là gì?
“Cà phê pha máy sẽ ngon nhất khi nước đi qua máy có nhiệt độ trong khoảng từ 90 đến 96 độ C” – Đây là lời nhận định của các Barista hàng đầu. Vậy nên, nếu muốn tách cà phê tự tay mình pha chế mang hương vị hoàn hảo, đừng quên điều chỉnh nhiệt độ cho máy trong khoảng ở trên.
Xem thêm: Ảnh hưởng của nhiệt độ nước khi pha cà phê bằng máy

Nhiệt độ tiêu chuẩn của nước đối với cà phê pha máy là 90- 96 độ C
8. Tại sao khi pha cà phê bằng máy thấy nước không nóng hoặc chỉ nóng bình thường?
Có một số nguyên nhân khiến nước không nóng hoặc chỉ nóng ở mức độ bình thường khi pha cà phê bằng máy. Đó là:
– Máy chưa đủ thời gian để làm nóng nước
– Bộ phận làm nóng nước có thể đã bị lỗi
– Cài đặt nhiệt độ ở mức quá thấp
– Các cặn bẩn tích tụ trong máy lâu ngày làm giảm hiệu suất làm nóng nước của máy
9. Chế độ 1 shot với 2 shot của máy pha cà phê có gì khác nhau? 2 shot nhạt hơn 1 shot hay sao?
Hầu hết các máy pha cà phê hiện nay đều có hai chế độ: 1 shot và 2 shot. Một số máy sẽ hiển thị rõ bằng chữ như “Single Shot” cho 1 shot và “Double Shot” cho 2 shot. Trong khi đó, một số máy lại dùng biểu tượng minh họa: 1 shot thường là hình một tách cà phê, còn 2 shot là hình hai tách cà phê chồng lên nhau.
Trong đó:
– Single shot: Đây là nút dùng để pha 1 ly espresso duy nhất
– Double shot: Ngược lại với single shot, double shot là nút dùng để chọn chế độ pha ra 2 ly espresso.

1 Shot hay còn gọi là single shot và 2 shot còn được gọi là double shot
10. Nếu muốn uống nhiều cà phê hơn có thể ấn nút pha 2 lần với cùng 1 lượng bột không?
Không vấn đề gì. Bạn hoàn toàn có thể pha lại lần hai từ phần bã cà phê cũ, nhưng không nên. Vì sau lần chiết xuất đầu tiên, bột cà phê hầu như đã hết caffeine và hương vị, chỉ còn lại phần bã. Nếu tiếp tục pha lần hai, bạn sẽ thu được một ly cà phê loãng, nhạt, thiếu hương vị và rất khó uống. Công sức bỏ ra coi như uổng phí.
Nếu bạn cảm thấy ly cà phê pha máy hiện tại quá đắng, hãy thử đổi sang loại khác. Ví dụ: thay vì dùng Robusta, hãy chọn Arabica – ít đắng hơn, nhưng vẫn giữ được độ thơm và vị tròn đầy.
11. Một ly cà phê như nào sẽ là tiêu chuẩn và đúng vị?
Một ly cà phê pha máy được coi là tiêu chuẩn và đúng vị (đặc biệt là espresso) khi nó đạt được sự cân bằng hài hòa giữa các yếu tố sau:
– Hương thơm: Dễ chịu, không có mùi khét, mùi mốc hay những mùi lạ nào khác.
– Vị: Cần được cân bằng một cách hoàn hảo giữa 3 vị làm chua, ngọt và đắng. Trong đó vị chua phải thanh, dễ chịu không được gắt. Vị đắng phải vừa phải, không chát. Còn vị ngọt phải thật tự nhiên, không ngọt lợ hay quá nhạt nhẽo, không cần thêm đường nhưng vẫn phải cảm nhận được độ ngọt.
– Hậu vị: Kéo dài, dễ chịu, không có vị đắng gắt hoặc khó chịu lưu lại quá lâu.
– Độ đậm đà: Cảm nhận được về độ nặng và sánh của những giọt cà phê trong miệng. Có thể từ nhẹ nhàng đến đậm đặc, tùy thuộc vào loại cà phê và cả cách pha.
– Lớp Crema: Phải dày khoảng 2 đến 4mm, lâu tan, mịn và có màu vàng óng ánh.

Một ly cà phê có vị đắng vừa phải, hậu vị kéo dài, không gắt cổ, không có vị khét là một ly cafe espresso đạt tiêu chuẩn
12. Làm gì để có thể pha được ly cà phê có tầng crema dày mà không bị khét?
Để lớp crema trên bề mặt ly cà phê pha máy espresso có màu vàng nâu đẹp mắt, dày 2 đến 4 cm, không bị khét và đặc biệt là lâu tan bạn cần phải: Chọn đúng loại bột cà phê. Chỉ nên sử dụng bột cà phê nguyên chất 100%, không sử dụng cà phê tạp chất. Trong đó:
– Robusta: Với hàm lượng dầu cao hơn sẽ cho ra lớp Crema dày và mang màu vàng nâu đẹp mắt
– Arabica: Sẽ giúp lớp Crema mịn hơn, lâu tan.
Xem thêm: Cách để lớp Crema có màu vàng nâu dày, mịn và bắt mắt người uống
13. Tại sao lớp Crema lại mỏng?
Có 3 nguyên nhân khiến lớp Crema của ly cà phê pha máy espresso bị mỏng và rất dễ tan:
– Bột cà phê xay quá thô, chưa đạt độ mịn tiêu chuẩn của espresso
– Cà phê không đủ tươi: Cà phê mới rang sẽ giải phóng nhiều khí CO2 hơn trong quá trình phá, góp phần tạo ra lớp crema dày. Cà phê cũ, đã mất nhiều khí CO2 sẽ cho ra lớp Crema mỏng hơn, thậm chí không có.

Lớp Crema bị mỏng do bột cà phê xay quá thô hoặc do bột cà phê được xay từ hạt cafe không đủ tươi
14. Làm sao để biết cà phê pha máy có đang bị khét hay không?
Để phát hiện kịp thời cà phê pha máy có đang bị khét hay không ngay khi đang pha bằng máy, bạn có thể:
– Ghé sát mũi vào phần vòi chảy nước cà phê, nếu ngửi thấy mùi đậm, nồng nhưng không thơm và có mùi khét chẳng khác nào lúc đồ ăn bị cháy.
– Quan sát thời gian pha chế: Thông thường bạn chỉ mất 25 đến 30 giây là có một ly espresso. Nhưng giờ đây cần nhiều hơn 30 giây thì có nghĩa là cà phê của bạn đang được chiết xuất quá lâu. Chúng sẽ khiến cà phê có vị siêu đậm, màu cafe đen, thậm chí đắng và khét cực kỳ khó chịu.
– Quan sát lớp Crema: Nếu lớp Crema không mang màu vàng nâu đẹp mắt mà là màu quá sẫm cùng các bong bóng nổi lên thì đây cũng là một dấu hiệu cà phê pha máy có vị khét.
Xem chi tiết tại: Cách nhận biết cà phê có vị khét khi đang pha bằng máy và cách khắc phục
15. Tại sao khi pha cà phê bằng máy mà nước cà phê chảy ra ít?
Khi pha cà phê bằng máy mà nước cà phê chảy ra ít, có thể do một số nguyên nhân sau:
– Bột cà phê quá mịn: Bột cà phê xay quá mịn sẽ tạo thành một lớp nén chặt, gây cản trở dòng chảy của nước.
– Nén cà phê quá chặt: Nén bột cà phê quá mạnh cũng làm cho nước khó thấm qua.
– Tắc nghẽn bộ lọc: Cặn bẩn hoặc bột cà phê mịn có thể làm tắc nghẽn bộ lọc của máy.
– Van hoặc đường ống dẫn nước bị tắc nghẽn: Cặn khoáng hoặc các tạp chất khác có thể tích tụ và gây tắc nghẽn đường đi của nước.
– Áp suất máy yếu: Nếu máy không tạo đủ áp suất, nước sẽ không được đẩy qua bột cà phê một cách hiệu quả.
– Lỗi ở bơm: Bơm nước của máy có thể bị yếu hoặc hỏng.
– Gioăng cao su bị hỏng: Gioăng cao su ở họng pha bị chai cứng hoặc hỏng có thể làm giảm áp suất và ảnh hưởng đến dòng chảy.
– Hết nước hoặc van khóa nước chưa mở hết: Đảm bảo bình chứa nước có đủ nước và van cấp nước đã được mở hoàn toàn.
– Cài đặt lượng nước (nếu có): Một số máy có chức năng cài đặt lượng nước cho mỗi lần pha, có thể bạn đã vô tình cài đặt ở mức thấp.
16. Tại sao bánh cà phê lại bị đọng nước và nhão?
Sau khi làm cà phê pha máy xong, nếu phần bã hoặc bánh cà phê lại bị đọng nước và nhão thì phần lớn nguyên nhân do:
– Bột cà phê đã được xay quá mịn: Khi đó nước sẽ được giữ lại lâu hơn, khiến bã cà phê bị nhão
– Lượng cà phê quá nhiều: Khi lượng cà phê quá nhiều so với lượng nước cũng có thể làm bã không được chiết xuất hết và giữ lại nhiều nước.
– Nến cà phê quá chặt: Nén cà phê quá chặt làm cản trở dòng chảy của nước, khiến nước đọng lại lâu trong bã.
Xem thêm mẹo làm đẹp từ bã cà phê: Uống cà phê giảm mỡ bụng
17. Tại sao khi pha cà phê bằng sữa, đánh sữa mãi vẫn không bông lên được?
Việc đánh sữa bằng vòi đánh sữa của máy pha cà phê mãi mà vẫn không bông lên được là do: Kỹ thuật đánh sữa của bạn chưa chuẩn. Bạn cần rèn luyện lại kỹ năng đánh sữa bằng máy sao cho thuần thục. Chỉ cần áp dụng các bước mà Winci hướng dẫn như sau:
Bước 1: Cho sữa thanh trùng vào trong ca inox đựng sữa. Lưu ý: Ca inox và sữa phải để ở nhiệt độ phòng, không quá nóng hay quá lạnh.
Bước 2: Trước khi đánh sữa bằng vòi máy pha cà phê, cần vệ sinh vòi, xả cặn còn đọng lại trong vòi.
Bước 3: Đặt ca inox ở dưới vòi máy pha cà phê và nhấn nút khởi động. (Lưu ý: Đặc ca Inox sao cho phần vòi đánh sữa và bề mặt sữa tạo với nhau một góc 40 độ và chỉ để một nửa lỗ trên vòi đánh sữa tiếp xúc với sữa. Nửa còn lại sẽ phải để hở, không cho sữa vào trong để không khí có chỗ di chuyển vào.
Bước 4: Sau khi trong lòng ca inox đã tạo ra một dòng xoáy thì tay cầm ca inox phải di chuyển nhẹ nhàng theo ngược kim đồng hồ đến khi lớp bọt sữa bông là được.

Kỹ thuật đánh sữa chưa chuẩn là một trong những lý do khiến bọt sữa đánh mãi mà không bông
18. Khi nào cần vệ sinh đầu Group (Group Head) của máy?
Việc vệ sinh đầu group (group head) của máy pha cà phê nên được thực hiện hằng ngày – cụ thể là sau mỗi ngày sử dụng, và thậm chí là giữa các lần pha nếu bạn pha nhiều ly liên tục. Lý do là vì:
– Bột cà phê và dầu cà phê sẽ bám lại trên lưới lọc và đầu group sau mỗi lần chiết xuất. Nếu không làm sạch, chúng sẽ ảnh hưởng đến mùi vị của những shot sau, gây ra vị khét, đắng hoặc lẫn mùi.
– Lâu ngày không vệ sinh, cặn cà phê tích tụ có thể làm tắc lưới lọc, ảnh hưởng áp suất, khiến cà phê chảy yếu hoặc không đều.
– Vệ sinh thường xuyên cũng giúp tăng tuổi thọ của máy và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
19. Tại sao sau khi đánh sữa xong, máy không pha được cà phê nữa?
Khi pha cà phê bằng máy mà nước cà phê chảy ra ít, có thể do một số nguyên nhân sau:
– Bột cà phê quá mịn: Bột cà phê xay quá mịn sẽ tạo thành một lớp nén chặt, gây cản trở dòng chảy của nước.
– Nén cà phê quá chặt: Nén bột cà phê quá mạnh cũng làm cho nước khó thấm qua
– Tắc nghẽn bộ lọc: Cặn bẩn hoặc bột cà phê mịn có thể làm tắc nghẽn bộ lọc của máy.
– Van hoặc đường ống dẫn nước bị tắc nghẽn: Cặn khoáng hoặc các tạp chất khác có thể tích tụ và gây tắc nghẽn đường đi của nước.
– Áp suất máy yếu: Nếu máy không tạo đủ áp suất, nước sẽ không được đẩy qua bột cà phê một cách hiệu quả.
– Lỗi ở bơm: Bơm nước của máy có thể bị yếu hoặc hỏng.
– Gioăng cao su bị hỏng: Gioăng cao su ở họng pha bị chai cứng hoặc hỏng có thể làm giảm áp suất và ảnh hưởng đến dòng chảy.
– Hết nước hoặc van khóa nước chưa mở hết: Đảm bảo bình chứa nước có đủ nước và van cấp nước đã được mở hoàn toàn.
– Cài đặt lượng nước (nếu có): Một số máy có chức năng cài đặt lượng nước cho mỗi lần pha, có thể bạn đã vô tình cài đặt ở mức thấp.
20. Cà phê pha máy có vị nhạt là do đâu?
Có nhiều nguyên nhân khiến cà phê sau khi pha ra bị nhạt, dưới đây là những lý do phổ biến nhất:
– Bột cà phê xay quá thô: Khiến nước dễ dàng chảy qua bột, chiết xuất nhanh, không lấy được hết tinh chất cà phê, khiến cà phê có vị nhạt.
– Sử dụng lượng bột cà phê ít: 1 tách espresso tiêu chuẩn cần dùng từ 7 đến 9 gam bột cà phê. Nếu ít hơn chắc chắn sẽ khiến vị cà phê bị nhạt.
– Nước không đủ nóng: Khi nước không đạt nhiệt độ tiêu chuẩn là 90 – 96 độ C, nước sẽ không thể thực hiện việc chiết xuất một cách hiệu quả và cà phê có vị nhạt.
– Thời gian chiết xuất quá ngắn: Thông thường 1 ly espresso cần từ 25 đến 30 giây để thực hiện quá trình chiết xuất. Nếu tách cà phê của bạn cần chưa tới 25 giây thì sẽ khiến cafe bị nhạt.
Xem thêm: Vì sao cà phê có vị chua?
Bài viết trên của Winci đã giải đáp từ A đến Z các thắc mắc của số đông khách hàng về cà phê pha máy. Nếu còn bất kỳ điều gì cần hỏi, liên hệ tới weinci theo website winci.com.vn hoặc gọi tới Hotline 1900 6127 hoặc 0919613615 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.