Tìm hiểu cấu tạo máy pha cà phê: Hiểu rõ để sử dụng đúng 

Th5 3, 2025 | Tin Tức Winci, Máy pha cà phê, Máy pha cà phê gia đình

Bạn vừa tậu một chiếc máy pha cà phê về nhà, hí hửng đặt vào bếp nhưng lại loay hoay không biết bắt đầu từ đâu. Hướng dẫn sử dụng thì có, nhưng đọc xong vẫn thấy như “mù chữ”. Vậy thì trước khi bấm nút pha ly cà đầu tiên, việc đầu tiên bạn cần làm là hiểu rõ cấu tạo máy pha cà phê – xem máy có những bộ phận nào, chúng có chức năng già và hoạt động ra sao. Và bài viết này của Winci sẽ giúp bạn nắm trọn mọi chi tiết.

Cấu tạo chung của các loại máy pha cà phê hiện nay

1. Bình chứa nước

Trong cấu tạo máy pha cà phê, bình chứa nước giống hệt như trái tim đối với cơ thể con người – Không có nó, mọi loại máy từ tự động, bán tự động đến viên nén hay nhỏ giọt đều “bất động”. Vì nước là thành phần cốt lõi, còn chình chứa nước là nơi khởi nguồn cho mọi ly cafe đậm vị. Vậy nên đây là bộ phận không thể thiếu với mọi loại máy pha cà phê.

Tùy vào thiết kế, bình có thể tháo rời hoặc gắn liền với thân máy và được làm bằng 2 chất liệu chính là nhựa hoặc thủy tinh. Điều này cho phép bạn dễ dàng quan sát mực nước bên trong.

Về dung tích: Đối với các loại máy pha cà phê dành cho gia đình, bình chứa nước của máy pha thường có dung tích dao động từ 0.6L đến 2.7L.

Bình Chứa Nước Của Máy Pha Cà Phê

Bình Chứa Nước Của Máy Pha Cà Phê

2. Máy bơm (Pump – Bơm áp suất)

Nếu bình chứa nước là trái tim thì máy bơm chẳng khác nào lá phổi trong cấu tạo máy pha cà phê – Nơi tạo ra “lực đẩy” mạnh mẽ, đưa dòng nước nóng đi xuyên qua lớp bột cà phê, ép ra từng giọt cafe đậm đà. Không có máy bơm, mọi thứ chỉ dừng lại ở nước và bột mà chẳng thể thành ly cafe hoàn chỉnh.

Để tách espresso có hương vị hoàn hảo nhất, hãy cứ để máy chạy với áp suất mặc định từ 9 đến 15 Bar là ổn nhất. Còn nếu bạn thích cà phê đậm đà hơn, có thể chỉnh áp suất cao hơn khoảng trên, muốn vị nhạt thì giảm áp suất xuống. Nhưng cần lưu ý không phải máy nào cũng có thể chỉnh áp suất. Tính năng này chỉ có ở những dòng máy pha cà phê gia đình tốt nhất, cao cấp hơn một chút.

3. Bộ phận làm nóng (Boiler – Nồi hơi)

Giống như bình chứa nước, Nồi hơi hay Boiler cũng là một phần của mọi loại máy pha cafe. Nồi hơi có nhiệm vụ làm nóng nước, giúp nước đạt nhiệt độ lý tưởng để cho ra những tách cà phê chuẩn vị nhất.

Bộ Phận Làm Nóng (Boiler   Nồi Hơi)  Của Máy Pha Cà Phê

Bộ Phận Làm Nóng (Boiler Nồi Hơi) Của Máy Pha Cà Phê

4. Nút nguồn

Đây là bộ phận quan trọng nhất trong cấu tạo máy pha cà phê. Chúng chẳng khác nào như “công tắc đánh thức” cả hệ thống – chỉ cần bật lên là mọi bộ phận bên trong bắt đầu hoạt động nhịp nhàng như một đội hình sẵn sàng ra trận. Và khi cần dừng hoạt động, bấm một cái, hệ thống ngừng chạy, chuyển về trạng thái “nghỉ ngơi”.

5. Bảng điều khiển

Trên máy pha cà phê, bảng điều khiển là nơi để bạn “ra lệnh” cho máy. Chúng thường nằm ở mặt trước của máy, bao gồm nút nguồn, nút chọn chế độ pha (espresso, americano, cappuccino hay latte,….tùy loại máy), và có đèn báo hiệu trạng thái hoạt động (máy đã sẵn sàng, đang pha, hết nước,…)

Ngoài ra, một số máy pha còn có thêm các biểu tượng khác như biểu tượng xả hơi, khử cặn cho máy.

Bảng điều Khiển Của Máy Pha Cà Phê

Bảng điều Khiển Của Máy Pha Cà Phê

Cấu tạo đặc trưng của từng loại máy pha cà phê

Bên cạnh những bộ phận chung, mỗi loại máy pha cà phê lại sở hữu những đặc điểm cấu tạo riêng, quyết định đến nguyên lý hoạt động và khả năng pha chế của chúng.

1. Đối với máy pha cà phê nhỏ giọt

Điểm nhấn trong cấu tạo máy pha cà phê nhỏ giọt chính là phễu lọc và cơ chế hoạt động đơn giản. Nước nóng từ bình chứa sẽ được đun sôi và sau đó nhỏ giọt từ từ qua ống dẫn lên phễu lọc chứa cà phê bột. Cà phê sau khi chiết xuất sẽ chảy xuống bình đựng bên dưới.

Một số máy có thể có thêm bộ phận giữ ấm ở đế bình để duy trì nhiệt độ cà phê sau khi pha. Thiết kế của máy nhỏ giọt thường đơn giản và ít bộ phận phức tạp, dễ dàng sử dụng và vệ sinh.

2. Đối với máy pha cà phê bán tự động

Cấu tạo của máy pha cà phê bán tự động phức tạp hơn một chút, tập trung vào khả năng tạo ra những tách espresso đậm đà. Bộ phận quan trọng nhất là portafilter (tay pha), nơi người dùng tự động và nén cà phê. Máy được trang bị bơm áp suất để ép nước nóng qua lớp cà phê đã nén. Một số model còn có vòi đánh sữa và các bộ phận liên quan như ống dẫn hơi, van điều chỉnh hơi để tạo bọt sữa cho cappuccino và latte.

Bảng điều khiển có thể có các nút điều chỉnh áp suất, thời gian chiết xuất (ở một số máy cao cấp hơn), cho phép người dùng tùy chỉnh quá trình pha chế.

Cấu Tạo đặc Trưng Của Máy Pha Cà Phê Bán Tự động

Cấu Tạo đặc Trưng Của Máy Pha Cà Phê Bán Tự động

3. Đối với máy pha cà phê tự động

Cấu tạo máy pha cà phê tự động nổi bật với bộ phận xay cà phê tích hợp (burr grinder). Hạt cà phê nguyên chất được chứa trong một ngăn riêng và sẽ được xay trực tiếp trước mỗi lần pha. Người dùng có thể điều chỉnh độ mịn của cà phê để phù hợp với sở thích.

Máy còn có hệ thống nén cà phê tự động, đảm bảo độ nén ổn định. Các chế độ pha cài đặt sẵn (espresso, americano, cappuccino, latte,…) và hệ thống tạo bọt sữa tự động (ở một số model) giúp việc pha chế trở nên vô cùng tiện lợi chỉ với một nút nhấn.

4. Đối với máy pha cà phê viên nén

Là “ông hoàng” trong các dòng máy pha cà phê mang lại sự tiện lợi và nhanh gọn tối đa cho người dùng nên máy pha cafe viên nén có cấu tạo siêu đơn giản. Điểm đặc trưng của dòng máy này là khay chứa viên nén, nơi đặt viên nén cà phê đã được đóng gói sẵn. Khi hoạt động, máy sẽ có hệ thống đục và ép viên nén để nước nóng có thể đi qua và chiết xuất cà phê.

Cấu Tạo đặc Trưng Của Máy Pha Cà Phê Viên Nén

Cấu Tạo đặc Trưng Của Máy Pha Cà Phê Viên Nén

Nguyên lý hoạt động của máy pha cà phê

Dù là máy tự động, bán tự động hay viên nén hoặc nhỏ giọt thì nguyên lý hoạt động của máy pha cà phê đều xoay quanh ba bước cốt lõi: làm nóng nước – tạo áp suất – chiết xuất cà phê.

Cụ thể hơn: nước sạch trong bình chứa sẽ được làm nóng (thường qua nồi hơi). Khi đạt đủ nhiệt độ, máy bơm sẽ đẩy nước đi qua lớp cà phê bột (hoặc viên nén), với áp lực cao – thường từ 9 đến 15 Bar. Áp suất này giúp ép nước xuyên qua cà phê, tách trọn hương – vị – dầu, tạo nên lớp crema đặc trưng của espresso. Cuối cùng, cà phê chảy xuống ly, sẵn sàng để thưởng thức.

Riêng máy nhỏ giọt thì khác một chút: nước nóng nhỏ giọt từ từ qua phễu lọc chứa cà phê bột, chiết xuất nhẹ nhàng, không cần áp suất cao. Thành phẩm sẽ mượt, dịu, hợp với ai chuộng phong cách cà phê truyền thống.

Xem thêm: Những điều nên tránh khi sử dụng máy pha cà phê gia đình

Trong bài viết trên Winci đã giúp bạn hiểu rõ về cấu tạo máy pha cà phê. Hy vọng rằng sau khi nắm được các bộ phận của máy espresso rồi, bạn có thể sử dụng máy một cách dễ dàng và nhanh chóng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới máy pha cafe, đặc biệt là máy pha cà phê gia đình, nhanh tay kết nối với Winci để được tư vấn tận tình nhé.

Cho điểm nội dung
Số 25 BT5, Khu đô thị Pháp Vân Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai 11719
Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy, Chủ Nhật09:00 – 17:00

Bài viết liên quan