Dưới đây là danh sách các câu hỏi kèm theo giải đáp về toàn bộ những thắc mắc của khách hàng trong quá trình tìm hiểu và sử dụng máy pha cà phê. Hãy theo dõi và tìm kiếm câu trả lời cho nghi vấn của mình ngay nhé.
Mục lục
- 1 1. Sử dụng máy pha cà phê có dễ không?
- 2 2. Cơ chế hoạt động của máy pha cà phê như thế nào?
- 3 3. Mua máy pha cà phê về thì cần phải lắp đặt như nào?
- 4 4. Máy pha cà phê có cài đặt được lượng nước không?
- 5 5. Máy pha cà phê có điều chỉnh được nhiệt độ không?
- 6 6. Máy pha cà phê có thể pha được tất cả các loại thức uống cà phê không?
- 7 7. Máy pha cà phê có kén cà phê không?
- 8 8. Máy pha cà phê có pha được cà phê tẩm bơ hay không?
- 9 9. Vệ sinh máy có khó không? Bao lâu cần vệ sinh máy pha cà phê một lần?
- 10 10. Tẩy cặn cho máy như thế nào?
- 11 11. Các máy bé có cần vệ sinh khử cặn không?
- 12 12. Máy pha cà phê có thể pha liên tục được bao nhiêu ly?
- 13 13. Nếu sử dụng máy pha cà phê nhiều hơn số ly tiêu chuẩn thì sao?
- 14 14. Tại sao nên pha trong khoảng công suất của máy pha cà phê?
- 15 15. Dùng quá công suất có ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy không?
- 16 16. Kích thước của máy pha cà phê có ảnh hưởng đến chất lượng cà phê hay không?
- 17 17. Máy pha cà phê có gây tốn điện không?
- 18 18. Chi phí sửa chữa của máy pha cà phê hết bao nhiêu?
- 19 19. Máy pha cà phê báo hết nước trong khi bình vẫn còn là bị làm sao?
- 20 20. Máy pha cà phê đang ép mà bị trào nước rồi tự ngắt là bị sao?
1. Sử dụng máy pha cà phê có dễ không?
Không khó để có thể pha chế cà phê một cách thành thục từ máy pha cà phê. Chỉ cần:
– Bước 1: Cho nước vào trong bình chứa nước
– Bước 2: Cho bột cà phê vào trong Tay Cầm. Dùng Temper nén bột để tạo bề mặt phẳng cho bột cà phê. Lưu ý: Nén đều tay.
– Bước 3: Cắm nguồn điện cho máy và nhấn nút nguồn khởi động máy
– Bước 4: Đợi khoảng chừng 25 đến 30 giây là bạn đã có một tách espresso ngon tuyệt.
2. Cơ chế hoạt động của máy pha cà phê như thế nào?
Cơ chế hoạt động của máy pha cà phê như sau:
– Bước 1: Bộ phận máy bơm sẽ tạo ra một áp lực để dẫn nước từ bình chứa nước đến nồi hơi. Tại đây, quá trình làm nóng nước sẽ được diễn ra.
– Bước 2: Khi nước đã nóng đến nhiệt độ lý tưởng để pha espresso là 90 – 96 độ C, người dùng bấm nút chọn chế độ 1 shot hoặc 2 shot. Khi đó, nước sẽ theo ống dẫn đến Group Head.
– Bước 3: Nước sẽ chảy qua bộ phận Tay Cầm, thẩm thấu vào trong bột cà phê, chiết xuất toàn bộ tinh chất có trong bột cà phê sau đó chảy xuống ly. Khi đó bạn đã có một tách cà phê espresso chuẩn vị.
Tìm hiểu chi tiết tại: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy pha cà phê espresso

Cơ chế hoạt động của máy pha cà phê espesso
3. Mua máy pha cà phê về thì cần phải lắp đặt như nào?
Thực tế, khi mua máy pha cà phê về bạn sẽ không cần phải lắp đặt máy. Chỉ cần: Xác định vị trí muốn đặt máy pha cà phê sao cho:
– Máy gần với vị trí của nguồn điện
– Máy gần với vị trí của nguồn nước (Bởi một số dòng máy pha cà phê tự động hoặc bán tự động có thể sẽ phải nối nước).
4. Máy pha cà phê có cài đặt được lượng nước không?
Có. Một số máy pha cà phê cho phép người dùng được điều chỉnh lại lượng nước thông qua màn hình cảm ứng hoặc các nút cơ học trên thân máy. Tuy nhiên cần lưu ý việc chỉnh lại lượng nước sẽ làm ảnh hưởng đến độ đậm nhạt của cà phê. Ví dụ: Sử dụng ít nước hơn sẽ cho ra tách espresso đậm đặc hơn và ngược lại.
5. Máy pha cà phê có điều chỉnh được nhiệt độ không?
Có. Tuy nhiên, cần lưu ý, nhiệt độ lý tưởng để cho ra một ly espresso chuẩn vị là từ 90 đến 96 độ C. Nếu nước quá nguội, cà phê sẽ không thể chiết xuất toàn bộ các tinh chất và khiến vị bị nhạt. Ngược lại, khi nước quá nóng, cà phê chiết xuất mạnh, tách espresso sẽ có vị đắng, thậm chí khét gây gắt cổ.
Khám phá thêm: Ảnh hưởng của nhiệt độ nước trong quá trình pha chế cà phê
6. Máy pha cà phê có thể pha được tất cả các loại thức uống cà phê không?
Máy pha cà phê có thể pha được tất cả các loại thức uống hay không còn phụ thuộc vào việc máy pha đó thuộc dòng nào. Với các dòng máy pha có trang bị vòi đánh sữa thì ngoài espresso nguyên bản, bạn còn có thể tạo lớp bọt sữa và pha chế ra những ly capuchino hay latte thơm ngon, béo ngậy. Ngược lại, với dòng máy pha không có vòi đánh sữa thì chỉ có thể pha chế espresso mà thôi.

Máy pha cà phê có thể pha được tất cả các loại thức uống liên quan tới cà phê không
7. Máy pha cà phê có kén cà phê không?
Không. Máy pha cà phê không hề kén chọn loại bột cà phê. Bạn có thể sử dụng bột Robusta nếu thích đậm vị và ngược lại, chọn Arabica khi thích vị đắng của cà phê nhẹ nhàng hơn một chút. Tuy nhiên, cần lưu ý: Dù chọn Arabica hay Robusta cũng chỉ nên sử dụng bột cà phê nguyên chất 100%. Tuyệt đối không dùng bột có lẫn chất độn hay hương liệu. Bởi vì:
– Cà phê chứa tạp chất sẽ gây ra các bệnh về thận hoặc gan, thậm chí là ung thư đại tràng, ung thư dạ dày.
– Chất béo có trong cà phê bị tẩm bơ sau một thời gian tích tụ trong máy sẽ gây tắc nghẽn. Dẫn tới việc chiết xuất diễn ra chậm, ảnh hưởng đến mùi vị của tách cà phê.
8. Máy pha cà phê có pha được cà phê tẩm bơ hay không?
Có, nhưng không nên. Bởi vì cà phê tẩm bơ chứa nhiều dầu và hương liệu, dễ làm kẹt máy, tắc lưới lọc và ảnh hưởng đến tuổi thọ. Nếu thích vị béo, bạn nên dùng cà phê nguyên chất rang mộc rồi thêm bơ sau khi pha để an toàn hơn cho máy. Nếu chưa tìm kiếm được địa chỉ mua bột cà phê uy tín, đảm bảo chất lượng tốt bạn có thể ghé thăm Winci và tham khảo bột cafe nguyên chất Robusta. Hiện Winci đang tung ra chương trình khuyến mãi cho sản phẩm này. Giá từ 97.500 VNĐ giảm xuống chỉ còn 75.000 VNĐ. Mua ngay Tại đây
9. Vệ sinh máy có khó không? Bao lâu cần vệ sinh máy pha cà phê một lần?
– Vệ sinh hàng ngày: Sau mỗi lần sử dụng, nên lau sạch khay nước, tay cầm, vòi đánh sữa và khay chứa bã để tránh cặn cà phê và vi khuẩn tích tụ.
– Vệ sinh định kỳ: Tần suất lý tưởng nhất để vệ sinh định kỳ máy là từ 2 đến 3 tháng một lần. Lúc này, bạn cần sử dụng các dung dịch tẩy rửa chuyên dụng dành riêng cho máy pha cà phê để có thể loại bỏ hoàn toàn các vết cặn vôi đọng lâu ngày trên máy. Nếu muốn tiết kiệm chi phí, có thể tận dụng các nguyên liệu có sẵn ở nhà như bột baking soda hay giấm ăn, chanh để làm sạch.
Lưu ý: Trường hợp bạn sử dụng máy pha cà phê mỗi ngày thì tần suất làm sạch máy tăng lên mỗi tháng một lần.
Lưu ý: Việc vệ sinh đều đặn giúp máy bền hơn, cà phê pha ra không bị lẫn mùi và giữ được vị chuẩn.

Vệ sinh máy pha cà phê có khó không?
10. Tẩy cặn cho máy như thế nào?
Để tẩy cặn cho máy, bạn có thể sử dụng nguyên liệu có sẵn như chanh hoặc giấm ăn. Nhưng các nguyên liệu này sẽ không thể đánh bại những cặn vôi cứng đầu. Lúc này bạn cần sử dụng các dung dịch chuyên dụng như axit citric, CLR hay bột vệ sinh máy pha cà phê hữu cơ.
Các bước tẩy cặn cho máy chi tiết tại: 4 Phương pháp tẩy cặn máy pha cà phê và hướng dẫn chi tiết từng bước
11. Các máy bé có cần vệ sinh khử cặn không?
Có. Máy pha cà phê dù lớn hay bé đều cần được làm sạch và khử cặn thường xuyên. Bởi cặn vôi khi đọng lại trên máy lâu ngày sẽ gây tắc nghẽn. Từ đó ảnh hưởng đến công suất hoạt động của máy, khả năng chiết xuất của cà phê cũng như làm giảm hương thơm và mùi vị của tách espresso.
12. Máy pha cà phê có thể pha liên tục được bao nhiêu ly?
Máy pha cà phê có thể pha liên tục bao nhiêu ly phụ thuộc vào công suất, dung tích nồi hơi và thiết kế của từng loại máy.
– Máy gia đình: Thường có công suất nhỏ hơn và không được thiết kế để pha liên tục với số lượng lớn. Một số máy có thể pha được 5-10 tách liên tục, nhưng cần có thời gian nghỉ giữa các lần pha để tránh quá nhiệt.
– Máy văn phòng/bán công nghiệp: Có công suất lớn hơn máy gia đình và có thể pha liên tục khoảng 15-30 tách mỗi giờ.
– Máy chuyên nghiệp (dành cho các quán cà phê): Công suất của máy này được thiết kế lớn hơn máy gia đình hay máy văn phòng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng liên tục trong thời gian dài. Nhờ vậy mà máy có thể pha được 30-80 tách espresso/giờ trở lên, tùy thuộc vào số group và công suất của máy.
13. Nếu sử dụng máy pha cà phê nhiều hơn số ly tiêu chuẩn thì sao?
Trường hợp bạn để máy pha cà phê hoạt động quá công suất cho phép, tạo ra nhiều ly espresso hơn tiêu chuẩn sẽ khiến máy “bị kiệt sức”. Về lâu về dài, các bộ phận bên trong máy pha sẽ dễ bị hư hỏng. Từ đó tuổi thọ của máy bị sẽ bị giảm.
14. Tại sao nên pha trong khoảng công suất của máy pha cà phê?
Theo các chuyên gia pha chế, công suất lý tưởng để cho ra một ly espresso chuẩn vị là 9 bar. Nếu bạn điều chỉnh cho công suất của máy thấp hơn, cà phê sẽ bị loãng và có vị nhạt nhẽo. Ngược lại, khi áp suất >9bar, cà phê sẽ đắng gắt, rất khó uống.

Tại sao nên pha cà phê trong khoảng công suất của máy?
15. Dùng quá công suất có ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy không?
Dù là máy pha cà phê chuyên nghiệp mắc tiền hay máy dòng thấp rẻ tiền thì khi bạn dùng quá công suất trong một thời gian dài cũng sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ của máy. Bởi khi làm việc quá sức, máy sẽ bị hao mòn rất nhanh. Và việc này sẽ khiến cho chất lượng của tách cafe bị giảm đi rõ rệt so với những ngày đầu.
16. Kích thước của máy pha cà phê có ảnh hưởng đến chất lượng cà phê hay không?
Không ít khách hàng thắc mắc rằng liệu máy cà phê cỡ lớn và cỡ nhỏ có ảnh hưởng gì đến hương vị của tách cà phê hay không? Câu trả lời là:
Kích thước máy không phải là yếu tố quyết định hương vị, mà là chất lượng các bộ phận bên trong, khả năng kiểm soát các yếu tố pha chế và sự ổn định của máy mới là yếu tố then chốt. Cả máy nhỏ và máy lớn đều có thể pha cà phê ngon nếu đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật pha chế.

Kích thước của máy pha cà phê có ảnh hưởng gì tới hương vị và mùi thơm của cà phê espresso hay không?
17. Máy pha cà phê có gây tốn điện không?
Không quá tốn nếu chọn máy phù hợp nhu cầu. Hầu hết máy gia đình hiện nay chỉ tiêu thụ khoảng 800–1000W, tương đương với một ấm siêu tốc. Và việc máy pha cà phê có gây tốn điện hay không còn do chịu ảnh hưởng bởi tần suất sử dụng, dung tích máy và công suất trong mỗi lần pha. Chọn máy vừa đủ nhu cầu là cách tối ưu nhất để tiết kiệm điện.
18. Chi phí sửa chữa của máy pha cà phê hết bao nhiêu?
Không có một con số cố định và cụ thể cho chi phí sửa chữa của máy pha cà phê. Bởi máy pha cà phê đến từ các thương hiệu khác nhau, thuộc model khác nhau sẽ có chi phí sửa chữa khi hỏng hóc riêng. Ngoài ra, chi phí để sửa chữa còn phụ thuộc vào chính sách bảo hành của nhà bán hàng cũng như lỗi hư hỏng của máy. Bạn nên gọi điện tới cơ sở đã mua máy pha cà phê để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
Xem thêm: Những lỗi thường gặp khi pha cà phê bằng máy và cách khắc phục
19. Máy pha cà phê báo hết nước trong khi bình vẫn còn là bị làm sao?
Máy pha cà phê báo hết nước trong khi bình vẫn còn đầy có thể do một số nguyên nhân sau:
– Cảm biến mực nước bị lỗi: Đây là lý do lớn nhất khiến máy có tình trạng này. Cảm biến có thể bị bẩn, kẹt hoặc hỏng, dẫn đến việc đọc sai mực nước.
– Ống dẫn nước bị tắc nghẽn: Cặn khoáng hoặc cặn cà phê có thể tích tụ trong ống dẫn nước, ngăn không cho nước chảy đến cảm biến.
– Bình chứa nước không được đặt đúng vị trí: Nếu bình không khớp hoàn toàn, cảm biến có thể không nhận diện được mực nước chính xác.
– Lỗi phần mềm hoặc bo mạch điều khiển: Trong một số trường hợp hiếm hoi, lỗi phần mềm hoặc bo mạch điều khiển có thể gây ra thông tin sai lệch về mực nước.
– Có bọt khí trong hệ thống: Bọt khí có thể làm gián đoạn quá trình đọc mực nước của cảm biến.
Cách khắc phục như sau:
– Vệ sinh bình chứa nước và cảm biến: Lau sạch bình và kiểm tra xem cảm biến có bị bẩn hoặc cặn bám không.
– Kiểm tra và làm sạch ống dẫn nước: Nếu bạn có kỹ năng, hãy kiểm tra xem ống dẫn nước có bị tắc nghẽn không. Bạn có thể thử bằng cách thổi nhẹ vào bên trong ống.
– Đảm bảo bình chứa nước được đặt đúng vị trí: Tháo bình ra và lắp lại cẩn thận, đảm bảo nó khớp hoàn toàn với máy.
– Khởi động lại máy: Đôi khi, việc tắt máy và bật lại có thể khắc phục các lỗi phần mềm nhỏ.
– Liên hệ trung tâm bảo hành hoặc kỹ thuật viên: Nếu bạn đã thử các cách trên mà lỗi vẫn không hết, có thể máy của bạn gặp vấn đề phức tạp hơn và cần được kiểm tra bởi chuyên gia.

Tại sao bình chứa nước báo hết nước trong khi nước trong bình vẫn còn?
20. Máy pha cà phê đang ép mà bị trào nước rồi tự ngắt là bị sao?
Máy pha cà phê đang ép mà bị trào nước rồi tự ngắt có thể do một số nguyên nhân sau:
– Nén cà phê không đều hoặc quá chặt: Nếu cà phê không được nén đều hoặc bị nén quá chặt, nước có thể không chảy đều qua bột cà phê, gây tắc nghẽn và trào ngược.
– Lượng cà phê quá nhiều: Cho quá nhiều cà phê vào phin lọc có thể làm nước không thấm đều và gây trào.
– Cà phê xay quá mịn: Bột cà phê quá mịn có thể làm tắc nghẽn các lỗ thoát nước trong phin lọc.
– Gioăng cao su bị hỏng hoặc bẩn: Gioăng cao su ở đầu group head (nơi lắp tay pha) có tác dụng tạo độ kín. Nếu gioăng bị chai cứng, nứt vỡ hoặc bám cặn cà phê, nó sẽ không còn kín, dẫn đến rò rỉ nước.
– Tắc nghẽn vòi phun hoặc đường dẫn nước: Cặn khoáng hoặc cặn cà phê có thể tích tụ gây tắc nghẽn, làm tăng áp lực và gây trào.
– Áp suất bơm quá cao: Lỗi ở bộ phận điều chỉnh áp suất có thể khiến áp suất bơm vượt quá mức cho phép.
– Lỗi cảm biến hoặc bo mạch điều khiển: Trong một số trường hợp, lỗi ở cảm biến hoặc bo mạch điều khiển có thể khiến máy tự động ngắt khi phát hiện sự cố (trào nước được xem là một sự cố).
Cách khắc phục khi gặp lỗi này như sau:
– Kiểm tra lượng và độ mịn cà phê: Đảm bảo bạn sử dụng lượng cà phê vừa đủ và độ mịn phù hợp với loại máy.
– Nén cà phê đều tay: Sử dụng tamper để nén cà phê đều và vừa phải.
– Vệ sinh gioăng cao su: Kiểm tra và làm sạch gioăng cao su ở đầu group head thường xuyên. Nếu gioăng bị chai cứng hoặc hỏng, cần thay thế.
– Vệ sinh máy định kỳ: Thực hiện vệ sinh và tẩy cặn định kỳ cho máy để tránh tắc nghẽn.
– Kiểm tra áp suất bơm: Nếu bạn có kiến thức kỹ thuật, hãy kiểm tra áp suất bơm. Nếu không, hãy liên hệ kỹ thuật viên.
– Liên hệ trung tâm bảo hành: Nếu bạn nghi ngờ lỗi ở cảm biến hoặc bo mạch điều khiển, hãy liên hệ trung tâm bảo hành để được kiểm tra và sửa chữa.
Trong bài viết trên, Winci đã giải đáp cho bạn toàn bộ những thắc mắc liên quan tới máy pha cà phê. Hy vọng rằng bài viết của chúng tôi hữu ích với bạn. Và nếu còn bất kỳ câu hỏi nào cần trả lời hãy liên hệ ngay tới Winci theo Hotline 1900 6127 hoặc 0919.613.615 để được giúp đỡ nhé.