Tẩy cặn máy pha cà phê thường xuyên là điều bắt buộc phải làm nếu bạn đang sử dụng máy pha mỗi ngày. Bởi việc này không chỉ giúp máy loại bỏ được các vôi cặn, mảng bám tích tụ lâu ngày, mà còn đảm bảo tách espresso của bạn luôn chuẩn vị và hoàn hảo. Vậy tẩy cặn cho máy như thế nào là đúng cách? Và trong quá trình tẩy cặn cần lưu ý những gì? Cùng tìm hiểu ngay các thông tin này trong bài viết dưới đây của Winci.
Mục lục
4 Phương pháp tẩy cặn máy pha cà phê và hướng dẫn thực hiện từng bước
1. Sử dụng giấm ăn
4 đến 7% thành phần của giấm ăn là axit axetic (CH3COOH). Vậy nên khi sử dụng giấm ăn để vệ sinh máy pha cà phê, axit axetic trong giấm sẽ kết hợp với thành phần chính của cặn vôi bên trong máy pha cà phê là canxi cacbonat (CaCO3) và xảy ra phản ứng:
CaCO₃+2CH₃COOH→Ca(CH₃COO)₂+H₂O+CO₂↑
Phản ứng trên làm cho lớp cặn vôi CaCO3 tan ra, giúp làm sạch các bề mặt bên trong máy. Đồng thời, việc sủi bọt khí CO2 còn giúp “đẩy” các mảng bám lỏng lẽo ra ngoài dễ hơn.
Cách tẩy cặn cho máy pha bằng giấm ăn như sau:
Bước 1: Cho khoảng 4 cốc giấm ăn trắng vào trong bình chứa nước của máy pha cà phê
Bước 2: Cho máy chạy ở chế độ pha cà phê như bình thường nhưng không cho cà phê vào.
Bước 3: Tắt máy và ngâm dung dịch trong máy khoảng 20 đến 40 phút
Bước 4: Bật lại máy và chạy hết phần dung dịch còn lại
Bước 5: Để loại bỏ hoàn toàn mùi giấm ăn, cho máy chạy thêm vài lần nữa (ít nhất 3 – 4 lần)

Giấm ăn với thành phần chứa axit sẽ là nguyên liệu tự nhiên lý tưởng loại bỏ được lớp cặn trong máy pha cà phê
2. Dùng nước cốt chanh
Nếu bạn sợ rằng mùi giấm ăn khó loại bỏ hoàn toàn, gây ảnh hưởng đến hương vị của tách cà phê thì có thể sử dụng nước cốt chanh để tẩy cặn máy pha cà phê. Tương tự như giấm ăn, trong nước cốt chanh cũng có tính axit tự nhiên giúp loại bỏ các vết cặn và có mùi dễ chịu hơn.
Lưu ý: Phương pháp dùng nước cốt chanh để loại bỏ cặn chỉ đạt hiệu quả cao khi máy pha cà phê nhà bạn có các lớp cặn mỏng, mới hình thành. Còn với cặn vôi cứng đầu, đã được tích tụ lâu ngày thì lượng axit thấp trong chanh không đủ khả năng để loại bỏ hoàn toàn như giấm ăn.
Cách loại bỏ cặn bám trong máy pha cà phê bằng nước cốt chanh như sau:
Bước 1: Cắt 2 quả chanh vắt lấy phần nước cốt
Bước 2: Đổ phần nước cốt chanh vào trong nước lọc
Bước 3: Đổ hỗn hộp trên vào trong bình chứa nước của máy pha cà phê
Bước 4: Cho máy chạy ở chế độ pha cà phê như bình thường. Chỉ khác là lúc này bạn không cho bột cà phê vào
Bước 5: Rửa sạch lại bình chứa nước và đổ đầy nước sạch
Bước 6: Chạy lại máy khoảng 1 đến 2 lần nữa để loại bỏ hoàn toàn mùi vị của nước cốt chanh.

Dùng nước cốt chanh cũng là một cách tẩy cặn máy pha cà phê hiệu quả
3. Tẩy bằng bột baking soda
Nếu máy pha cà phê của gia đình bạn vừa đóng cặn vừa có mùi hôi và dầu thừa của cà phê để lại thì nên sử dụng bột baking soda để làm sạch máy. Mặc dù hiệu quả tẩy cặn, phân hủy lớp vôi không cao như khi dùng các nguyên liệu có tính axit mạnh như chanh hay giấm ăn, nhưng baking soda với tính kiềm nhẹ sẽ làm sạch dầu, khử mùi nhẹ nhàng cho máy.
Áp dụng các bước thông tắc và khử cặn cho máy pha cà phê bằng giấm ăn như sau:
Bước 1: Lấy khoảng ¼ cốc baking soda vào trong cốc
Bước 2: Cho nước ấm vào cốc vừa đựng baking soda và dùng đũa khuấy đều.
Bước 3: Đổ dung dịch trên vào trong bình chứa nước của máy
Bước 4: Cho máy chạy ở chế độ pha cà phê như bình thường (Lưu ý là không cho cà phê vào)
Bước 5: Rửa sạch bình chứa nước và đổ đầy nước sạch
Bước 6: Cho máy chạy lại khoảng 2 đến 3 lần để loại bỏ hoàn toàn baking soda trong máy.
Mẹo dành cho bạn: Khi tẩy cặn máy pha cà phê bằng baking soda, để nâng cao độ hiệu quả và loại bỏ được cả các vết cặn cứng đầu, bạn nên nhỏ vài giọt nước cốt chanh. Bởi vì NaHCO3 trong Baking soda khi tác dụng với axit citric (C₆H₈O₇) trong chanh sẽ tạo thành khí Co2, H2O và Muối Natri Citrat. Lúc này, CO2 sẽ bay lên, muối Natri Citrat tan trong nước và lớp cặn sẽ bị phân hủy và bị đẩy ra bên ngoài.

Dùng bột baking soda, nhỏ thêm vài giọt nước cốt chanh sẽ làm máy khử được mùi hôi, dầu thừa từ cà phê và cặn vôi hiệu quả
4. Dùng dung dịch tẩy cặn chuyên dụng
Nếu các vết cặn đọng trên máy pha nhà bạn quá ư là cứng đầu, ngoan cố đến nỗi những nguyên liệu có tính axit mạnh như chanh hay giấm ăn không thể làm sạch được thì lúc này chỉ còn 1 phương pháp duy nhất là: Dùng dung dịch tẩy cặn chuyên dụng như chất tẩy CLR, lọ axit citric hoặc các loại viên, bột vệ sinh hữu cơ dành riêng cho máy pha cà phê.
Cách thực hiện: Tương tự như ở trên, tuy nhiên cần đọc kỹ hướng dẫn và lưu ý được ghi trên bao bì trước khi sử dụng.

Dung dịch chuyên dụng là cách tẩy cặn máy pha cà phê hiệu quả nhất, loại bỏ được cả các cặn bám cứng đầu
Gợi ý máy pha cà phê tích hợp tính năng tẩy cặn và vệ sinh tự động
Thay vì phải chủ động nhớ lịch vệ sinh, tẩy cặn cho máy, bạn có thể tiết kiệm thời gian và công sức cùng “bộ nhớ” của mình cho việc khác bằng cách: Chuyển sang dùng các dòng máy thông minh có tích hợp tính năng tẩy cặn, làm sạch tự động như EM60 của Winci.
Khi đó, bạn sẽ được nhận các lợi ích sau đây:
– Được máy nhắc nhở khi máy đã đến lúc cần phải vệ sinh và làm sạch
– Giảm thiểu được các nguy cơ sai sót xảy ra trong quá trình làm sạch và tẩy cặn thủ công
– Chỉ cần bấm nút và chờ đợi máy làm sạch mà chẳng cần phải bắt tay vào thực hiện bất kỳ công đoạn nào

Máy pha cà phê Winci EM60 – Giải pháp giúp bạn không còn tốn thời gian cho việc vệ sinh, tẩy cặn cho máy thủ công
(Q&A) Giải đáp thắc mắc liên quan tới tẩy cặn máy pha cà phê
1. Tẩy cặn máy pha cafe có khó không?
Không. Tuy nhiên, sẽ hơi tốn thời gian một chút nếu bạn thực hiện thủ công. Ngược lại, đối với các dòng máy pha cà phê có tích hợp chức năng vệ sinh và loại bỏ cặn tự động như EM60 của Winci, việc tẩy cặn vừa dễ dàng lại vừa nhanh chóng, hiệu quả cao.
2. Bao lâu thì nên tẩy cặn cho máy pha một lần?
Sau 2 đến 3 tháng sử dụng nên tẩy cặn cho máy một lần. Tuy nhiên, nếu máy nhà bạn được sử dụng mỗi ngày thì nên vệ sinh cho máy mỗi tháng một lần.
3. Dấu hiệu nào cho thấy máy cần tẩy cặn?
Khi máy xuất hiện một trong các dấu hiệu sau: Cà phê có vị lạ, máy phát ra âm thanh bất thường, cà phê không đủ nóng hoặc nước chảy yếu và chậm.
4. Dùng giấm có gây hại cho máy không?
Không nếu dùng đúng liều lượng và súc rửa kỹ sau khi tẩy. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá thường xuyên.
5. Cần lưu ý gì về nước dùng để loại bỏ cặn cho máy?
Chỉ nên sử dụng nước đã lọc qua bằng máy. Khi đó các ion cứng như Ca2+ hay Mg2+ đã được loại bỏ hoàn toàn, và không còn tác nhân góp phần hình thành nên cặn vôi.
Tẩy cặn máy pha cà phê là việc bắt buộc phải làm nếu bạn muốn máy luôn cho ra những tách cà phê thơm ngon và chuẩn vị. Và để có thể loại bỏ hoàn toàn các cặn vôi đọng trong máy, hãy áp dụng những phương pháp và các bước mà Winci đã hướng dẫn trong nội dung trên nhé.