Sở hữu một chiếc máy xay cà phê espresso tại nhà, chắc hẳn bạn từng ít nhiều tự hào khi có thể thưởng thức ly cà phê tự tay mình pha. Nhưng rồi sẽ có lúc máy xay ‘ẩm ương’ – xay chậm, kêu to, hoặc chẳng chịu hoạt động. Lúc này, việc hiểu rõ cấu tạo máy xay cà phê không chỉ giúp bạn biết nó hoạt động ra sao, mà còn là ‘chìa khóa’ để tự kiểm tra, bắt đúng lỗi và sửa chữa đơn giản ngay tại nhà mà chẳng cần vội vàng mang máy đi bảo hành. Vậy máy xay cà phê có cấu tạo như thế nào? Winci sẽ cho bạn biết điều này trong nội dung dưới đây.
Mục lục
Tìm hiểu chi tiết về cấu tạo máy xay cà phê espresso
Các loại máy xay cà phê đang có mặt trên thị trường hiện nay không chỉ đa dạng về mẫu mã, thiết kế mà còn phong phú cả về tính năng. Tuy nhiên, máy đều có các bộ phận sau:

Các bộ phận trên máy xay cà phê
1. Thân máy (Housing)
Thân máy hay còn gọi là Housing – Đây là phần vỏ ngoài của máy đóng vai trò như lớp giáp bảo vệ, giúp các bộ phận bên trong hoạt động ổn định. Thông thường, phần thân máy được chế tác bằng 2 vật liệu: Nhựa và kim loại. Trong đó, những chiếc máy xay cà phê với phần vỏ được làm bằng kim loại thường có độ bền cùng tuổi thọ cao hơn.

Thân máy xay có chức năng bảo vệ các bộ phận bên trong máy
2. Động cơ (Motor)
Trong cấu tạo máy xay cà phê, Motor hay Mô tô là bộ phận bắt buộc và không thể theieus. Motor có nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho lưỡi dao, giúp lưỡi dao quay và nghiền nát hạt cà phê thành bột.
Để dễ hình dung, bạn có thể tưởng tượng Mô tô giống hệt như “trái tim” của máy xay cà phê cà phê. Nếu “trái tim” ngừng đập, đồng nghĩa với việc toàn bộ hệ thống sẽ dừng hoạt động ngay lập tức.

Mô tô là bộ phận quyết định máy xay có hoạt động được hay không
3. Lưỡi dao xay
Không có Motor “bơm máu”, máy xay cà phê sẽ “ngừng đập”. Nhưng nếu không có lưỡi dao, mọi chuyển động cũng trở nên vô nghĩa. Bởi lưỡi dao chính là bộ phận tiếp nhận năng lượng từ Motor, thự hiện quá trình xay và nghiền nát hạt cà phê thành bột. Đồng thời quyết định kích cỡ, độ mịn và cả độ ngon của từng tách cà phê.
Và lưỡi dao xay chính là điểm khác biệt lớn nhất trong cấu tạo máy xay cà phê. Chúng có 2 kiểu hình dáng sau:
– Lưỡi dao hình nón (Conical): Tựa như một chiếc nón khi được úp ngược. Trên lưỡi có các đường răng cưa nằm dọc và tạo với mặt đất 90 độ. Khi được Motor bơm năng lượng, lưỡi dao hình nón sẽ xoay quanh trục và thực hiện việc xay, nghiền hạt cà phê.
– Lưỡi dao phẳng: Không giống như dạng hình nón, lưỡi dao phẳng có thiết kế giống hai chiếc đĩa đặt úp vào nhau, nằm song song với mặt đất. Trong quá trình xay, hai lưỡi dao quay ngược chiều và va vào nhau, từ đó nghiền nát hạt cà phê một cách hiệu quả.

Lưỡi dao có nhiệm vụ xay và nghiền nát hạt thành bột cà phê
4. Hộc chứa hạt cà phê (Hopper) hoặc Giá đỡ tay cầm
Tùy theo thiết kế của từng dòng, có dòng máy xay cà phê được trang bị hộc chứa bột. Nhưng có loại không có hộc chứa mà được thay thế bằng Giá đỡ tay cầm – Bộ phận trực tiếp hứng bột từ ống dẫn cà phê. Đây cũng là điểm làm nên sự khác biệt trong cấu tạo máy xay cà phê của các dòng máy hiện nay.
Hộc chứa hạt hay hộp/bình đựng hạt cà phê nằm ở trên cùng của máy xay cà phê. Hộc chứa có dạng hình trụ hoặc hình phễu, thường được làm bằng nhựa trong suốt để dễ dàng quan sát quá trình xay nghiền hạt ở bên trong.
Đây là nơi bạn sẽ đổ hạt cà phê nguyên chất vào trước khi máy bắt đầu xay. Hạt từ bình sẽ rơi xuống buồng xay theo trọng lực và được nghiền bởi lưỡi dao. Bên trên bình luôn có nắp đậy để bụi bẩn không thể lọt vào bên trong hộc và bám vào hạt cà phê.

Có loại máy xay có hộc chứa bột nhưng có loại lại được trang bị giá đỡ tay cầm để trực tiếp hứng bột
5. Ống dẫn bột cà phê (Chute)
Trong cấu tạo máy xay cà phê, ống dẫn bột cà phê chính là “cầu nối” giữa phần xay và phần chứa – nằm ngay dưới lưỡi xay và phía trên ngăn hứng. Bột cà phê sau khi được nghiền sẽ đi qua ống dẫn, rơi vào ngăn chứa bột hoặc tay pha (portafilter).

Bộ phận ống dẫn bột của máy xay cafe
6. Bảng điều khiển
Đây là nơi để bạn “ra lệnh” cho máy xay cà phê. Trên bảng điều khiển thường bao gồm các nút sau:
– Nút bật và tắt nguồn
– Nút điều chỉnh thời gian xay
– Nút hẹn giờ xay (ở một số máy)
– Nút chọn chế độ xay

Bảng điều khiển chứa nút nguồn, nút chỉnh tốc độ xay, thời gian xay,…
Các vấn đề thường gặp khi sử dụng máy xay cà phê và cách khắc phục
Sau khi hiểu rõ được cấu tạo máy xay cà phê, bạn có thể tự mình xử lý các lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng. Từ đó giúp máy “khỏe” trở lại mà chẳng cần phải tốn tiền gọi thợ đến sửa. Chỉ cần thực hiện đúng theo cách sửa máy xay cà phê mà Winci hướng dẫn sau đây:
1. Máy dừng hoạt động đột ngột: Kiểm tra lại hộc chứa hạt
2. Máy kêu to: Chỉnh lại khoảng cách lưỡi dao
3. Nếu hạt cà phê mắc kẹt, hãy sử dụng que chọc để giải phóng chúng khỏi chỗ kẹt.
4. Bột xay ra không đều: Thay lưỡi dao mới
5. Máy không khởi động dù đã bật nút nguồn: Kiểm tra hộc chứa hạt cà phê hoặc thay lưỡi dao
Xem hướng dẫn chi tiết tại: Các vấn đề thường gặp và cách sửa máy xay cà phê tại nhà

Các vấn đề thường gặp và cách sửa máy xay cà phê tại nhà khi đã hiểu rõ cấu tạo của máy xay
Cần tránh điều gì khi sử dụng máy xay cafe để máy bền lâu?
Một chiếc máy xay cà phê chất lượng tốt, mua từ thương hiệu uy tín thường có tuổi thọ từ 5 đến 10 năm. Nhưng nếu bạn không biết tránh những điều sau đây, tuổi thọ của máy có thể ngắn hơn thời gian trên:
– Xay các loại hạt hay gia vị không phù hợp: Những loại như tiêu, quế, đinh hương… có thể làm sứt, mẻ hoặc thậm chí gãy lưỡi dao. Gia vị có tinh dầu hoặc ẩm còn dễ dính vào máy, gây nghẽn và ảnh hưởng đến hương vị cà phê sau này.
– Dùng cà phê rang chưa sàng lọc kỹ: Sạn, đá nhỏ hay cành vụn nếu lẫn trong hạt cà phê có thể làm kẹt máy hoặc phá hỏng lưỡi dao. Vì vậy, luôn kiểm tra và loại bỏ tạp chất trước khi cho hạt vào phễu.
– Xay quá tải trong một lần: Cho quá nhiều cà phê sẽ vượt quá dung tích chứa, khiến máy bị tràn, nóng lên và giảm hiệu quả xay. Chỉ nên xay vừa đủ theo nhu cầu hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
– Cho máy chạy liên tục quá lâu: Máy xay dùng trong gia đình không phù hợp với việc hoạt động kéo dài như máy công nghiệp. Sử dụng quá mức sẽ làm nóng động cơ và giảm tuổi thọ thiết bị. Nên để máy nghỉ giữa các lần xay nếu dùng với tần suất cao.
– Không vệ sinh máy thường xuyên: Các bộ phận trong cấu tạo máy xay cà phê khi không được làm sạch định kỳ sẽ dễ bị hư hỏng. Đặc biệt là khi dầu và cặn cà phê đọng lại lâu ngày sẽ làm tắc máy, gây mùi hôi và ảnh hưởng chất lượng xay.
– Cất máy ở nơi ẩm thấp hoặc quá nóng: Độ ẩm dễ khiến các chi tiết kim loại bị gỉ. Nhiệt độ cao lại ảnh hưởng đến linh kiện điện tử và nhựa. Luôn đặt máy ở nơi khô ráo, mát mẻ để bảo quản tốt nhất.

Muốn máy có độ bền lâu, tuổi thọ cao không nên để máy chỗ ẩm ướt, sử dụng hạt chứa tạp chất để xay,…
Bài viết trên của Winci đã giúp bạn rõ hơn về cấu tạo máy xay cà phê. Từ đó biết vị trí của các bộ phận ở đâu để có thể đọc hiểu hướng dẫn và tự mình thực hiện sửa các lỗi phát sinh của máy. Nếu còn bất kỳ điều gì khúc mắc, hãy liên hệ với Winci để được trợ giúp nhanh nhất.